Các nhân tố thuộc về chủ đầu tư

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới (Trang 55 - 57)

Đây là nhân tố có tác động mạnh tới triển khai dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính. Vì sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì tiến hành triển khai phụ thuộc tương đối lớn vào các chủ đầu tư.

Tiềm lực tài chính của cá chủ đầu tư có tác động mạnh đến việc thực hiện các dự án FDI. Các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh sẽ tiến hành tốt hoạt động giải ngân. Đặc biệt các chi nhánh của ngân hàng “mẹ” ở nước ngoài đặt tại Việt Nam làm ăn phát đạt thì vấn đề thực thi dự án được tiến hành nhanh gọn hơn so với khi ngân hàng “mẹ” gặp rủi ro, phá sản.

Ngoài ra, chiến lược kinh doanh của các chủ đầu tư cũng là nhân tố đáng lưu tâm. Bất kì một doanh nghiệp, một công ty nào cũng có một kế hoạch, chiến lược kinh doanh. Chiến lược này xác định những mục tiêu và phương thức thực hiện trong ngắn hạn và dài hạn. Trong các nội dung của chiến lược kinh doanh hàm chứa việc thâm nhập vào thị trường nào, với cách thức nào, và cần nắm giữ được bao nhiêu phần trăm nguồn vốn của quốc gia mà mình đầu tư sang. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc các chủ đầu tư quyết định xem nước đó có tiềm năng phát triển trong bất cứ một lĩnh vực nào đó hay không để từ đó ra các quyết định có tiếp tục đầu tư nữa hay không. Chẳng hạn các chủ đầu tư rất quan tâm đến hoạt động ngân hàng của Việt Nam. Họ phân tích môi trường kinh doanh ngân hàng tài chính của nước ta, thấy được những cơ hội trong việc đầu tư vào những lĩnh vực này. Và trong chiến lược họ vạch sẵn các bước thực hiện. Điều

đó có nghĩa là quá trình thực hiện dự án FDI được triển khai một cách nhanh chóng.

Ngược lại, chiến lược kinh doanh của họ thay đổi. Họ lại thấy môi trường kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng tài chính của Việt Nam không tạo cho họ nhiều cơ hội so với các nước khác thì họ sẽ hạn chế dần việc giải ngân của mình trong thị trường Việt Nam và tập trung cho các dự án tại các nước khác.

Nhân tố tác động đến triển khai dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính còn là tình hình kinh doanh của chủ đầu tư trên các thị trường khác. Đa số các nhà đầu tư đều đầu tư sang một số thị trường để giảm bớt yếu tố “rủi ro”. Trên các thị trường kinh doanh khác nếu làm ăn thua lỗ thì sẽ làm giảm lợi nhuận của chủ đầu tư. Làm giảm vốn giải ngân cho các dự án FDI tại các nước lân cận. Bên cạnh đó, nếu hoạt động kinh doanh không chỉ tập trung trong lĩnh vực ngân hàng mà còn tập trung trong các lĩnh vực khác như bất động sản, công nghệ thông tin… thì cũng ảnh hưởng đến thực thi dự án FDI. Tại các thị trường khác nhau, các lĩnh vực khác nhau nếu việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, thu được nhiều lợi nhuận thì các chủ đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư vào đó. Điều này cũng có thể dẫn đến các dự án FDI được triển khai không đảm bảo tiến độ.

Như vậy hầu hết các nhân tố đều ảnh hưởng hai mặt đến thu hút và triển khai dự án FDI như các nhóm nhân tố thuộc môi trường quốc gia, môi trường quốc tế, môi trường ngành ngân hàng tài chính, các nhân tố thuộc về chủ đầu tư… Phân tích được các nhân tố này có ý nghĩa rất lớn cho cả nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư. Từ đó sẽ tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án FDI còn chậm để có những phân tích chính xác, kịp thời.

2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT - TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN FDI TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM GIAI

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w