Những tồn tại hạn chế trong triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực ngân

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới (Trang 80 - 81)

- Bình quân vốn thực hiện tính cho một dự án còn nhỏ và giảm qua các thời kì: Giai đoạn 1991 - 1996 bình quân vốn thực hiện của 1 dự án đạt 19,4 triệu USD giảm 0,6 triệu USD so với giai đoạn 1988 - 1990, và cao hơn so với mức 15 triệu USD/ dự án trong giai đoạn 1997 - 2000 và 13,33 triệu USD/ dự án trong giai đoạn 2001 - 2008.

- Thu hút và triển khai dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính chủ yếu chỉ tập trung ở hai thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và thành phố HCM. Dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu triển khai dự án theo địa bàn đầu tư.

- Đài Loan là đối tác đầu tư nhiều nhất với tổng vốn đăng kí là 140 triệu USD nhưng nếu xét theo tỷ lệ số vốn thực hiện so với tổng vốn đăng kí thì đây lại không phải là đối tác thực hiện lớn nhất. Vốn thực hiện của Đài Loan chỉ chiếm 67,85% tổng vốn đăng kí. Trong khi Nhật Bản có ít số dự án hơn, tổng vốn đăng kí cũng thấp hơn Đài Loan thì tỷ lệ này là 81,25%, cao nhất trong tất cả các đối tác đầu tư FDI vào lĩnh vực này của Việt Nam.

- Có nhiều dự án FDI không đảm bảo tiến độ triển khai làm cho tỷ lệ các dự án FDI trong quá trình cơ bản, thực hiện các thủ tục hành chính… còn cao.

- Hình thức thực hiện đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng tài chính chủ yếu là 100% vốn nước ngoài nên hoạt động thực hiện triển khai dự án FDI phụ thuộc phần lớn vào khả năng tài chính của phía đối tác nước ngoài và hình thức liên doanh. Các hình thức khác chưa phổ biến ở nước ta. Từ đó cũng làm mất sự cân đối trong thực hiện triển khai dự án FDI theo hình thức đầu tư.

2.4.2.3 Nguyên nhân của tồn tại trong triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w