Sự cần thiết phải thu hút FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính của Việt

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới (Trang 31 - 36)

chính của Việt Nam

Trước hết xuất phát từ lợi ích cơ bản của thu hút vào Việt Nam nói chung như:

Thứ nhất, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế.

Thứ hai, FDI tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng qun hệ kinh tế đối ngoại với các nước trên thế giới và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của nước ta.

Thứ ba, Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, làm tăng thu nhập của người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực.

Thứ tư, FDI đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, góp phần phát triển các ngành nghề liên quan và các ngành phụ trợ.

Ngoài những lợi ích cơ bản thu được từ hoạt động thu hút FDI như đã kể trên thì còn một số yếu tố mang tính riêng biệt của ngành ngân hàng tài chính để cần phải thu hút FDI vào lĩnh vực này như:

- Vai trò của ngân hàng rất quan trọng trong việc là cầu nối khách hàng với thị trường tiền tệ, là nơi giao dịch và cung cấp tiền, ngoại hối, là nơi quản lí mức cung, cầu về vốn của thị trường. Bên cạnh đó ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ như tín dụng, các giao dich qua tài khoản, chi trả qua thẻ…

- Ngoài ra thu hút FDI vào lĩnh vực ngân hàng tài chính cũng là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là từ khi Việt Nam là thành viên của tổ chức WTO.

- Hơn nữa việc cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, các ngân hàng liên doanh có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng. Những tác động tích cực đến thị trường tài chính Việt Nam có thể được nhìn nhận trên 2 phương diện chính:

Một là, giúp cho thị trường tài chính Việt Nam có thêm thành viên mạnh, và điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng yếu tố cạnh tranh, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển. Mặt khác việc xuất hiện thêm các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, các ngân hàng liên doanh sẽ cho phép thu hút thêm một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường tài chính trong nước.

Hai là, Khi các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam được hoạt động và đối xử bình đẳng như các ngân hàng trong nước, thực hiện

tất cả các nghiệp vụ ngân hàng như các ngân hàng nội thì quá trình này không chỉ kéo theo việc đầu tư chiều sâu về vốn, công nghệ, quản trị điều hành... mà thông qua đó còn góp phần thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển bền vững hơn. Cộng thêm vào đó là các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài có thể chủ động và tự quyết định mọi hoạt động kinh doanh của mình theo sự biến động và phát triển của thị trường, không bị hạn chế so với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nhờ vậy hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường ngân hàng tài chính tại Việt Nam sẽ năng động và đạt hiệu quả hơn nhiều.

1.3.2.2 Sự cần thiết phải triển khai FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính ở Việt Nam

Đầu tiên cũng xuất phát từ vai trò quan trọng của giai đoạn triển khai dự án FDI nói chung:

Thứ nhất, giai đoạn triển khai là giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn hình thành dự án sang giai đoạn vận hành sự án tức là giai đoạn trung gian có nhiệm vụ biến những ý tưởng trong giai đoạn hình thành dự án FDI của các chủ đầu tư thành hiện thực.

Thứ hai, sau khi dự án FDI được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì cần phải thực hiện triển khai để đảm bảo đưa các dự án FDI vào vận hành đúng dự kiến và không làm lỡ mất cơ hội kinh doanh mà các chủ đầu tư đã tính toán.

Ngoài ra xuất phát từ lĩnh vực ngân hàng tài chính nói riêng:

- Do đặc điểm riêng biệt của ngân hàng - lĩnh vực ngân hàng tài chính lại là lĩnh vực rất nhạy cảm và được các nước đặc biệt quan tâm nên việc thu hút và triển khai dự án FDI vào lĩnh vực này sẽ được tiến hành theo lịch trình cam kết WTO trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên việc loại bỏ dần các cam kết đối với ngân hàng nước ngoài theo lộ trình cam kết hội nhập có nghĩa là các ngân hàng nước ngoài sẽ từng bước tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động

ngân hàng tại Việt Nam nên với những dự án FDI đã được cấp giấy phép thì cần phải thúc đẩy triển khai.

- Hơn nữa, sau khi đi vào triển khai các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam sẽ cho ra đời và ngày càng hoàn thiện không ngừng sản phẩm dịch vụ như cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, cho vay thế chấp hướng tới khách hàng cá nhân (người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có thu nhập cao), tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.. Đồng thời sẽ triển khai cung cấp các sản phẩm hiện đại như: Giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế; thực hiện các giao dịch hoán đổi (lãi suất, hoán đổi các đồng tiền) và các công cụ phái sinh khác để giúp khách hàng giảm rủi ro trong hoạt động tài chính; tín dụng hàng hoá...

- Với những danh mục sản phẩm, dịch vụ tuy không nhiều nhưng rõ ràng là vượt trội so với khả năng của các ngân hàng nội địa. Như vậy, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang cạnh tranh bằng phương châm không cung cấp nhiều dịch vụ mà cung cấp các dịch vụ tốt hơn. Chính vì vậy khách hàng Việt Nam sẽ được sử dụng các sản phẩm dịch vụ tiện lợi và đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của họ. Như vậy về mặt lâu dài, các cá nhân đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ có lợi. Do đó cần đẩy mạnh hoạt động triển khai dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính của Việt Nam.

Thêm vào đó trong quá trình triển khai thì bên Việt Nam nước ta sẽ học hỏi được nhiều từ kinh nghiệm quản lí và được tiếp cận dần với công nghệ hiện đại đặc biệt là công nghệ ngân hàng (được coi là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như quản lí dữ liệu một cách tập trung tại Hội sở chính, các kĩ thuật quản lí rủi ro theo chuẩn mực quốc tế…).

Tóm lại, chương này đã khái quát hóa được hệ thống lí luận về thu hút và triển khai thực hiện dự án FDI như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng. Trong chương còn nghiên cứu được các nội dung và các tiêu chí để đánh giá thu hút và triển khai dự án FDI làm nền tảng và cơ sở cho phân tích thực trạng thu hút và triển khai dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính của Việt Nam ở chương 2 và cũng đã chỉ ra một số vai trò quan trọng của thu hút và triển khai FDI với nền kinh tế nói chung và với ngành ngân hàng tài chính nói riêng để thấy được sự cần thiết phải thu hút và triển khai dự án FDI trong lĩnh vực này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN FDI TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH Ở VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 1988 - 2008

Mục tiêu của Chương 2 là phân tích thực trạng thu hút và triển khai dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính ở Việt Nam. Với việc sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp, nội dung của chương đề cập đến các nội dung như sau: (2.1) Sơ qua vài nét về thu hút và triển khai dự án FDI của Việt Nam giai đoạn 1988 - 2008; (2.2) Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và triển khai dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính của Việt Nam; (2.3) Phân tích thực trạng thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính của Việt Nam giai đoạn 1988 - 2008; (2.4) Những nhận xét, đánh giá về thực trạng thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w