- tài chính Việt Nam
3.4.2.2 Các giải pháp nhằm tăng cường triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực ngân
lĩnh vực ngân hàng tài chính của Việt Nam nói riêng
3.4.2.2.1 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
Trong ngân hàng, nên khuyến khích việc tuyển mộ lao động là người nước ngoài am hiểu và có kĩ năng về nghiệp vụ ngân hàng vì họ là những người có trình độ tốt hơn so với bên mình và như vậy sẽ tận dụng được những chuyên môn nghiệp vụ của họ nhưng bên cạnh đó cũng cần đưa ra các chính sách quản lí chặt chẽ đối với họ như đưa ra các ràng buộc, các cam kết với ngân hàng nơi họ làm việc vì ngành ngân hàng phải quản lí chặt chẽ không sẽ bị các đối tác nắm giữ.
Mỗi ngân hàng nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam đều cần tuyển lao động trong đó cần đưa ra các tiêu chí tuyển dụng: như trình độ ngoại ngữ, hình dáng, bằng cấp…Cần lực chọn những người có năng lực, lựa chọn đúng người, đúng vị trí, loại bỏ những người không có phẩm chất, đạo đức, ích kỉ… Đồng thời cần tuân thủ luật pháp nước sở tại về tuyển dụng lao động.
Xây dựng hệ thống khuyến khích lao động có hiệu quả và hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý nguồn nhân lực. Tuyển dụng, bố trí, đánh giá, đề bạt và đãi ngộ cán bộ dựa trên cơ sở năng lực, trình độ thực tế của cán bộ và tính chất, yêu cầu của công việc.
Thể chế hóa rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của cán bộ. Thực hiện nguyên tắc dân chủ và minh bạch trong công tác cán bộ. Hạn chế sự can thiệp hành chính của các cơ quan chức năng đối với công tác cán bộ của các tổ chức tín dụng.
Tăng cường và đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý và chuyên môn cho cán bộ các cấp, đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của cán bộ ngân hàng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo trong ngành Ngân hàng
Cuối cùng cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, kết hợp giữa đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài. Cần mở rộng hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, kết hợp học đi đôi với hành đồng thời đào tạo ngoại ngữ và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng.