Những ưu điểm trong thu hút FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chín hở Việt

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới (Trang 74 - 76)

2.4.1 Về thu hút FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính ở Việt Nam

Mục này sẽ đưa ra các nhận xét về: Tốc độ, quy mô thu hút FDI trong lĩnh vực này so với các lĩnh vực khác, quy mô bình quân của một dự án, hình thức FDI, số đối tác thu hút được và sự tác động tích cực của các ngân hàng nước ngoài đối với các ngân hàng trong nước thời gian qua.

2.4.1.1 Những ưu điểm trong thu hút FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính ở Việt Nam chính ở Việt Nam

Từ năm 1988 đến năm 2008 Việt Nam đã có 68 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng tài chính được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 1,06 tỷ USD chiếm 0,71% tổng vốn đăng kí FDI của cả nước, chiếm 1,85% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ, trong khi thu hút FDI vào ngành dịch vụ chiếm tới 38,18% tổng vốn FDI vào nước ta, thấp hơn so với việc thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 58,62% tổng vốn đăng kí trong đó có 43 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực ngân hàng với tổng vốn đầu tư là 0,675 tỷ USD chiếm 63,68% tổng vốn FDI đăng kí trong lĩnh vực ngân hàng tài chính của Việt Nam.

Kể từ đó tới nay tốc độ tăng về quy mô bình quân của dự án có xu hướng giảm, trung bình trong giai đoạn 1988-2008 đạt 14,32 USD/dự án. Giai

đoạn 1988-1990, có 1 dự án với vốn đầu tư là 25 triệu USD. Giai đoạn 1992- 1996 quy mô bình quận dự án là 18,75 triệu USD. Sau đó giảm xuống còn 12 triệu USD trong giai đoạn 1997-2000 và hơn 11 triệu USD giai đoạn từ 2000 đổ lại đây. Tuy nhiên nếu tính riêng giai đoạn 2006 - 2008 thì quy mô bình quân dự án FDI lại có xu hướng tăng trở lại đạt trung bình khoảng 14,7 triệu USD/dự án.

Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng vốn FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính giai đoạn trước năm 1996 cao. Đặc biệt giai đoạn 1991 - 1996 là giai đoạn thu hút cao nhất đạt 450 triệu USD chiếm 66,67 % tổng vốn đăng kí trong cả giai đoạn 1988 - 2008. Sau đó giai đoạn 1997 - 2000 giảm xuống còn có 48 triệu USD và tăng lên gần 3,5 lần tương đương với 160 triệu USD trong giai đoạn năm 2001 đến năm 2008

Về đối tác đầu tư ngày càng được mở rộng, có sự tham gia của 17 quốc gia trong đó có sự tham gia của các đối tác đầu tư đến từ các nước có nền kinh tế phát triển mạnh như Nhật Bản, Hoa Kì, Thái Lan.

Bên cạnh đó, hình thức thu hút những năm trước đây chủ yếu là đối tác nước ngoài đặt các chi nhánh nước ngoài đặt tại Việt Nam và hình thức liên doanh nhưng từ năm 2007 quyết định của Chính Phủ cho phép mở ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nên lúc này ở nước ta có 4 ngân hàng nước ngoài hoạt động theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Ngoài ra việc thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài có tác động tích cực đến các ngân hàng trong nước thời gian qua, nó đã thúc đẩy hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động thương mại và du lịch quốc tế, cải cách ngân hàng và doanh nghiệp trong nước,... góp phần tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam với tốc độ cao.

Khi các ngân hàng nước ngoài thâm nhập ngày càng sâu, rộng vào Việt Nam thì các ngân hàng trong nước liên kết với nhau tạo thành khối vững chắc để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài. Từ đó làm tăng mức cạnh tranh của ngân hàng trong nước và học hỏi kinh nghiệm quản lí và chuyên môn. Hơn nữa, nó còn thúc đẩy, cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giúp cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn.

2.4.1.2 Những tồn tại, hạn chế trong thu hút FDI trong lĩnh vực ngân

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới (Trang 74 - 76)