Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới (Trang 90 - 92)

Từ nửa cuối năm 2007, trạng thái kinh tế đã đổi chiều, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng dần, cả năm 2007 là 2 con số, hơn 12% và năm 2008, mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo ráo riết với những biện pháp khá đồng bộ, nhưng cũng vượt quá 25%, gấp đôi năm trước và cao nhất từ năm 1991 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5%.

Trong khi chưa thoát khỏi tình trạng lạm phát cao và giảm tốc độ tăng trưởng thì cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ như một đòn thứ hai giáng vào nền kinh tế nước ta, tác động tiêu cực đến trạng thái kinh tế của đất nước, thể hiện rõ nhất là:

Đầu tiên là xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ tháng 9 và các tháng tiếp theo, nhất là xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nơi mà người dân sẽ phải tính toán kỹ hơn các khoản chi tiêu làm cho thị trường tiêu dùng Mỹ giảm sút, do vậy nhu cầu hàng hóa nhập khẩu cũng ít hơn.

Tiếp đến là thị trường chứng khoán với việc sắp xếp lại vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trước sự chao đảo của thị trường vốn thế giới; sự phục hồi của thị trường bất động sản nước ta có thể chậm lại, nhiều doanh nghiệp vốn đã gặp khó khăn do chỉ số giá tiêu dùng cao, lãi suất tiền vay vượt xa so với mức bình thường. Hơn nữa, nước ta lại phải đối đầu với tác động của cuộc khủng hoảng, gây ra tình trạng tiếp tục đảo nợ của các nhà đầu tư, các khoản nợ xấu tăng thêm, hệ thống ngân hàng đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn lớn.

Trong khi đó, thu nhập thực tế của khá đông dân cư bị sụt giảm có ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa và dịch vụ, gây ra những phản ứng tiêu cực về xã hội, điển hình là cuộc đấu tranh của người lao động với giới chủ đòi tăng lương, tăng thu nhập để bù đắp vào khoản tăng giá, hàng trăm cuộc đình công đã diễn ra trong năm 2008, phần lớn là ở các doanh nghiệp FDI; hàng nghìn người lao động đã bị mất việc do chủ doanh nghiệp gặp khó khăn phải sa thải công nhân, thậm chí gần đây có trường hợp chủ doanh nghiệp FDI đột ngột đóng cửa nhà máy để lại gần 400 công nhân thất nghiệp.

Thực trạng đó đã làm cho môi trường đầu tư và kinh doanh của nước ta xấu đi nhiều so với những năm trước, khi mà Việt Nam được coi là “nền kinh tế mới nổi” là “ngôi sao đang lên” ở châu Á, chắc chắn có tác động đến việc lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy vậy, nếu nhìn nhận từ góc độ kinh tế vĩ mô hiện nay, nền kinh tế vẫn duy trì đà tăng trưởng, lạm phát có xu hướng giảm rõ rệt, nhập siêu giảm, dự trữ ngoại hối Nhà nước ở mức khá cao, cán cân thanh toán thặng dư, thu ngân sách tăng lên, tiềm lực phát triển kinh tế ở thị trường nội địa khá lớn, môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị – xã hội ổn định; chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng được điều hành linh hoạt, các ngân hàng thương mại có khả năng đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, lòng tin của người dân đối với đồng Việt Nam đã tăng lên.

Mặt khác, thị trường tài chính và mức độ liên kết của các ngân hàng trong nước với hệ thống tài chính quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế, cho nên thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong nước chịu ít tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính hoặc có tác động gián tiếp nhưng ở mức độ không lớn.

Nhìn chung, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong nước đang diễn biến theo chiều hướng ổn định, bảo đảm an toàn thanh toán.

Tất cả các yếu tố trên làm cho môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài trung và dài hạn của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng tài chính có độ hấp dẫn đáng kể.

3.2 THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w