Phân tích thực trạng thu hút FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chín hở Việt

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới (Trang 57 - 63)

ĐOẠN 1988 - 2008

2.3.1 Phân tích thực trạng thu hút FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính ở Việt Nam chính ở Việt Nam

2.3.1.1 Phân tích theo nội dung các công việc thu hút FDI

Một là, xác định mục tiêu thu hút FDI

Mục tiêu thu hút FDI vào lĩnh vực ngân hàng tài chính là để tận dụng công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lí tiên tiến của đối tác nước ngoài, để mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng ngày càng tốt cho nhu cầu khách hàng. Hơn nữa có thu hút FDI được càng nhiều thì mới có khả năng triển khai dự án FDI được càng lớn.

Mặc dù các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam đã đem lại lợi ích cho khách hàng như được quyền sử dụng và lựa chọn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các nhân viên ngân hàng được tiếp xúc với máy móc hiện đại, được học hỏi, chia sẻ trinh độ và kinh nghiệm về nghiệp vụ ngân hàng. Tuy nhiên thực tế các dự án FDI vào lĩnh vực này mới chỉ đáp ứng được ở mức sơ khai, bước đầu. Các hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại chưa được thích ứng một cách có hiệu quả ở Việt Nam và hiện nay vẫn chưa thực sự phù hợp với nước ta như các giao dịch vẫn dùng tiền mặt, mạng lưới ngân hàng nước ngoài chưa được mở rộng đồng bộ và đồng nhất, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới chỉ tập trung tại 2 thành phố lớn của Việt Nam.

Hai là, Xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Nước ta đã thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư vào các

lĩnh vực thu hút FDI trong đó có lĩnh vực ngân hàng tài chính. Tổ chức các cơ sở xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài để vận động, hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu tư tìm hiểu chính sách, quy định pháp luật về đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

Từ trước năm 2007, trong công tác xúc tiến đầu tư đã xuất hiện hướng hình thành các cơ chế hợp tác song phương như với EDB (Singapore) hoặc với một số ngân hàng.

Trong năm 2008, công tác xúc tiến đầu tư đã có những chuyển biến tích cực, Cục đầu tư nước ngoài đã chủ động tham gia nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư nằm ngoài chương trình, trong đó có nhiều hoạt động có quy mô lớn có tính chất liên kết giữa các vùng, các địa phương trong cả nước.

Trong năm 2008, Cục ĐTNN thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài như: tổ chức đoàn XTĐT tại Hoa Kỳ do Bộ trưởng dẫn đầu (tháng 4 năm 2008); đoàn XTĐT tại Hy Lạp do Thứ trưởng Nguyễn Bích Đạt dẫn đầu. Ngoài ra Cục còn phối hợp với các đơn vị khác tổ chức và tham gia các đoàn XTĐT tại Đài Loan (10/2008); chuẩn bị Diễn đàn doanh nghiệp Việt Anh; Diễn đàn doanh nghiệp Việt Đức; đối thoại Việt - Đức tại CHLB Đức tháng 03/2008; tham dự 2 Hội thảo tại Thái Lan do Bộ Công thương Thái Lan và Amata Investor chủ trì tổ chức.

Đối với các hoạt động hợp tác quốc tế, trong năm 2008, theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ, Cục đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến ĐTNN trong các khuôn khổ song phương, đa phương và khu vực; cụ thể là:

Chủ trì, tổ chức thành công phiên họp nhóm thảo luận Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) tháng 3 năm 2008; chủ trì, đại diện cho Việt

Nam tham dự các phiên đàm phán của Hiệp định (ACIA) và đã được trình lên quốc hội và dự kiến sẽ được phê chuẩn khoảng đầu 2009.

Tham gia Uỷ ban liên Chính phủ Việt – Nga xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp tác trung hạn về thương mại, ngân hàng và đầu tư.

Trong khuôn khổ hợp tác APEC, Cục ĐTNN đã tham gia đầy đủ các phiên họp của Nhóm Đầu tư (IEG), Ủy ban Đầu tư và Thương mại (CTI); tham gia hoàn thành các báo cáo trong khuôn khổ các hoạt động của APEC và rà soát khung pháp lý; chuẩn bị bài phát biểu cho Bộ trưởng về thành tựu 10 năm APEC.

Trong khuôn khổ hợp tác với Hoa Kỳ, tiếp tục triển khai chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ về thúc đẩy hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ, theo đó Cục đã phối hợp với BrookBowerAsia tổ chức diễn đàn về các giải pháp kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…. nhân dịp Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức Hoa Kỳ (tháng 6 năm 2008).

Trong khuôn khổ hợp tác với Eurocham, Cục Đầu tư nước ngoài đã duy trì việc tổ chức các cuộc gặp gỡ thường xuyên với Eurocham; phối hợp với Eurocham tổ chức buổi tọa đàm về đối thoại chính sách, môi trường đầu tư tại Việt Nam và vận đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu; phối hợp với đại diện thương mại Pháp tổ chức gặp gỡ đối thoại với các doanh nghiệp Pháp.

Bên cạnh đó, Cục đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục duy trì và triển khai các hoạt động hợp tác với Ngân hàng, tổ chức của Nhật Bản; hợp tác EDB – Singapore; hợp tác Đài Loan – Trung quốc

Ba là, Xác định đối tác chiến lược thu hút FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính

Các đối tác đầu tư chính vào lĩnh vực ngân hàng tài chính của nước ta là Đài Loan, Pháp, Mĩ, Hàn Quốc… Việc xác định đối tác chiến lược dựa trên cơ sở tình hình đầu tư của các quốc gia đó trong thời gian qua và xu thế phát triển của lĩnh vực ngân hàng thời gian tới và những dự báo về thu hút FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính Việt Nam. Các nước này đều có nền kinh tế phát triển mạnh, có công nghệ tiên tiến hiện đại. Do đó thông qua thu hút FDI sẽ học hỏi được kinh nghiệm quản lí, được tiếp thu công nghệ cao từ các đối tác. Từ đó cần có các chiến lược cụ thể đối với các nước này để thu hút FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính một cách hiệu quả nhất.

Thực tế việc thu hút FDI trong lĩnh vực này từ các đối tác trên tăng dần qua các năm và những năm gần đây các quốc gia trên đã đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng tài chính không chỉ bằng vốn, bằng trình độ quản lí mà còn cả những công nghệ, máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động và quản lí một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên do điều kiện vật chất, trình độ lao động ở Việt Nam còn thấp nên chưa khai thác hết được khả năng của các đối tác nước ngoài. Mặt khác đây là lĩnh vực đầu tư hạn chế của Việt Nam nên khi đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này thì họ còn gặp khá nhiều khó khăn về thủ tục đầu tư cũng như các vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận đầu tư, tuyển lao động...

Bốn là, Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư

Cần xây dựng một môi trường đầu tư thuận lợi, xây dựng một môi trường chính trị tương đối ổn định, có các chính sách về thủ tục hành chính, đặc biệt là môi trường pháp luật phải nhanh gọn, ít rườm rà để từ đó có thể tạo động lực thu hút FDI vào các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực ngân hàng tài chính.

Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là đạo luật đầu tiên của thời kì đổi mới. Luật ĐTNN năm 1987 ra đời trong hoàn cảnh khung pháp luật hiện hành hoàn toàn chưa có các Luật và quy định về kinh tế thị trường cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam và chính phủ bắt đầu cũng không ngừng hoàn thiện môi trường chính sách để khuyến khích các nhà đầu tư. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu và lĩnh vực ngân hàng là một trong các lĩnh vực bị hạn chế, không khuyến khích đầu tư từ phía nước ngoài.

Đến năm 1990, Luật ĐTNN sửa đổi gồm 2 điều đã sửa đổi và bổ sung 15 điều của luật ĐTNN năm 1987, tập trung vào 2 vấn đề lớn: (i) Cho phép tư nhân được độc lập tham gia hợp tác với nước ngoài, (ii) Mở rộng hinhg thức liên doanh bao gồm liên doanh nhiều bên và liên doanh mới.

Năm 1992 Luật ĐTNN sửa đổi gồm 2 điều đã sửa đổi, bổ sung 9 điều và bổ sung 3 điều mới, tập trung vào các vấn đề: (i) Quy định cụ thể cho phép việc góp vốn của bên Việt Nam bằng các quyền sử dụng đất, tiền nước ngoài, nguồn tài nguyên, (ii) Quy định về việc tăng dần tỷ trọng góp vốn góp Bên Việt Nam, (iii) Cho phép mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài, (iv) Bổ sung phương thức Khu chế xuất và BOT, (v) Cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được hưởng khuyến khích về thuế như doanh nghiệp liên doanh.

Luật các Tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 06 năm 2004 quy định tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.

Năm 2005 đã cho ra đời Luật đầu tư nước ngoài bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài. Các hệ thống luật ra đời về sau

càng tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác nước ngoài vào Việt Nam trong các lính vực trong đó có lĩnh vực ngân hàng tài chính.

Đặc biệt ngày 01/04/2007 ngân hàng nước ngoài 100% vốn nước ngoài được thực hiện ở Việt Nam. Do đó tại Việt Nam đã xuất hiện các ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động.

Nghị định số 69/2007/NĐ-CP Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam.. Nghị định này quy định việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam và khi ngân hàng Việt Nam niêm yết chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và phải tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần.

Như vậy hệ thống luật pháp Việt Nam luôn có những điều đổi mới và bổ sung để đáp ứng với môi trường Quốc tế đang có nhiều biến chuyển như hiện nay và những luật và nghị định sau này khuyến khích và tạo điều kiện nhiều cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng tài chính.

Năm là, Xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư

Từ năm 2005, cụm từ “Cấp giấy phép đầu tư” đã được thay thế bằng “cấp giấy chứng nhận đầu tư”. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư của ngân hàng nước ngoài hoặc các tổ chức tín dụng nước ngoài được đơn giản hơn, nhà đầu tư chỉ cần lập thành hai bộ, một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng nước ngoài thông dụng. Bộ hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thông dụng phải được hợp pháp hoá lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định của pháp luật về công chứng.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w