Đặc điểm của lĩnh vực ngân hàng tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới (Trang 28 - 31)

Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường dóng vai trò như “trái tim lớn ” cung cấp máu đỏ - tiền vốn đến cho tất cả các tế bào trong xã hội thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán. Hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng có tính đặc thù do hàng hóa kinh doanh là một loại hàng hóa đặc biệt – tiền tệ. Vì vậy, ngân hàng cũng có khách hàng, cũng mua, bán, hoạt động marketing và lợi nhuận trên cơ sở tổng thu trừ tổng chi.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước cải tiến đáng kể và đang trở thành một trong những kênh huy động vốn và tài trợ vốn chính cho các hoạt động của nền kinh tế. Sự phát triển của hoạt động ngân hàng được tính từ khi hệ thống ngân hàng được chuyển đổi từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp với sự ra đời của 4 Ngân hàng thương mại Quốc doanh (NHTMQD) (Ngân hàng Công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn).

Trải qua hơn 20 năm phát triển, hệ thống ngân hàng hiện nay đã gia tăng đáng kể về số lượng, quy mô và loại hình. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân

hàng trong năm 1991 lên hơn 90 ngân hàng năm 2008 trong đó có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, 38 ngân hàng thương mại cổ phần, 47 chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (trong đó có 4 doanh nghiệp ngân hàng 100% vốn nước ngoài), 6 ngân hàng liên doanh và hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân.

Bảng 1.1: Số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 1991-2008

TT Tên ngân hàng 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 2008 1 Ngân hàng TMQD 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 2 Ngân hàng TMCP 4 41 48 51 48 39 37 37 37 38 3 Chi nhánh NHNN 0 8 18 24 26 26 31 29 33 47 4 Ngân hàng LD 1 3 4 4 4 4 4 5 5 6 Tổng số NH 9 56 74 84 83 74 75 78 80 96

(Nguồn: SBV, Deutsche Bank,BVSC)

Hoạt động chính của ngân hàng chính là hoạt động tín dụng. Do đó ngân hàng sử dụng nguồn vốn thu được qua tiền gửi của khách hàng hoặc đi vay lại. Mức lãi suất tiền gửi được duy trì ở mức 8.5% - 10% trong giai đoạn từ năm 2005 đến cuối năm 2007. Mặc dù mức tăng trưởng tín dụng bình quân và huy động tiền gửi ở mức rất cao,đạt trung bình trên 35% trong suốt giai đoạn 2002 - 2007. Đặc biệt trong năm 2007 tăng trưởng tín dụng đạt tốc độ 54% (do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế cao trong đó bao gồm cả nhu cầu vốn đầu tư chứng khoán và bất động sản), tăng 37% so với năm 2006 và tăng 39% so với năm 2005 nhưng năm 2008 khả năng thanh khoản của các ngân hàng

hết sức hạn chế. Tình hình huy động gặp khó khăn, nguồn vốn huy động chạy lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác trong khi lượng vốn từ dân cư chảy vào ngân hàng tăng lên không đáng kể. Cuộc đua tăng lãi suất huy động là một tất yếu không thể tránh khỏi.

Từ đầu năm 2008, khi những dấu hiệu khó khăn của nền kinh tế bắt đầu xuất hiện như lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản đi xuống, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam rơi vào khó khăn về mặt thanh khoản thì ngân hàng nước ngoài vẫn ít gặp khó khăn thanh khoản. Các ngân hàng nước ngoài luôn huy động được một lượng vốn nhàn rỗi rất lớn với chi phí thấp từ khách hàng của họ. Điều này giúp họ có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu giải ngân cho chính khách hàng của họ. Ngoài ra, điều này cũng giúp họ có vốn để cung cấp cho thị trường liên ngân hàng với lãi suất rất cao như thời gian qua. Điều này đã giúp ngân hàng chủ động về mặt nguồn vốn trước khi giao dịch xảy ra, tránh được tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.

Có thể nói sau 2 năm gia nhập WTO thì các ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài đã cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như tiền gửi và cho vay đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới tăng tiện ích cho khách hàng như tăng tiện ích của tài khoản cá nhân, phát triển dịch vụ thẻ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như phone banking, internet banking.

Dịch vụ tiền gửi được đa dạng hóa, cho phép người gửi có nhiều lựa chọn cho đồng vốn nhàn rỗi của mình. Cùng với các sản phẩm tiền gửi với lãi suất truyền thống, các ngân hàng còn đưa ra các sản phẩm tiền gửi theo hướng lãi suất biến động theo tỷ lệ lạm phát, đảm bảo giá trị theo vàng.

Đặc biệt dịch vụ thanh toán bằng thẻ có sự bùng phát mạnh. Nhiều sản phẩm thẻ đa tiện ích được giới thiệu tới khách hàng và thanh toán bằng thẻ ATM trở nên phổ biến tại các tỉnh thành trên cả nước.

Ngày nay hội nhập WTO ngày càng sâu rộng, vì vậy việc mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo các cam kết song phương, đa phương là điều kiện tốt để thu hút vốn đầu tư thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh và kèm theo đó là hoạt động chuyển giao công nghệ ngân hàng, kĩ năng quản lí tiên tiến. Sự tham gia điều hành của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước là yếu tố quan trọng để nhanh chóng nâng cao trình độ quản lí kinh doanh của các ngân hàng trong nước.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w