- tài chính Việt Nam
3.4.1.1.4 Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư
Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản... Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư và quy hoạch phát triển địa phương, ngành, lĩnh vực, sản phẩm đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng tài chính. Bởi lĩnh vực này không nằm trong danh mục kêu gọi đầu tư nhưng trên thực tế chính phủ vẫn kêu gọi đầu tư từ các đối tác và không phân biệt các đối tác đầu tư.
Nghiên cứu việc xây dựng Văn bản pháp quy về công tác Xúc tiến đầu tư nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động Xúc tiến đầu tư.
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư nói riêng và quản lý đầu tư nói chung. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý ĐTNN; tiếp tục kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp các chuyến thăm và làm việc tại các nước của lãnh đạo cấp cao Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư- thương mại - du lịch; khẩn trương triển khai việc thành lập các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm theo kế hoạch.
Tổ chức khảo sát, nghiên cứu về mô hình cơ quan Xúc tiến đầu tư ở các địa phương để có cơ sở trong việc hướng dẫn các địa phương tổ chức cơ quan Xúc tiến đầu tư hiệu quả hơn.
Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010. Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm như tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.