- tài chính Việt Nam
3.4.1.1.1 Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách
Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu như có thể sửa đổi về việc cho phép các bên có quyền chuyển nhượng giá trị góp vốn của mình cho bất kì đối tác nào mà họ thấy có lợi, chứ không nhất thiết phải ưu tiên chuyển nhượng cho bên doanh nghiệp liên doanh hay như về hình thức đầu tư - các doanh nghiệp chỉ cần đăng kí muốn chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức
đầu tư mà không cần phải chuẩn y. Bên cạnh đó cần phải theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Công tác này thực hiện ở nước ta chưa có hiệu quả. Vì mặc dù vẫn giám sát nhưng tình trạng vi phạm các điều khoản luật pháp như nộp thuế, chia sẻ lợi nhuận, chuyển ngoại tệ về nước vẫn xảy ra.
Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong thời gan gần đâycó liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Như cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng trong cơ chế tổ chức bộ máy quản lí hoạt động FDI, tăng cường phối hợp các Bộ, ngành liên quá đến nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xử lí các xung đột về pháp lí giữa luật đầu tư nước ngoài và các văn bản khác như Bộ luật dân sự, Luật đất đai, luật ngân hàng… nhằm tạo hành lang pháp lí thông thoáng cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng như các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam.
Ngoài ra cần cải cách hành chính theo hướng giảm bớt các thủ tục không cần thiết. Song song với việc cải thiện chất lượng văn bản pháp luật, cắt giảm những thủ tục hành chính cồng kềnh và rút ngắn thời gian về cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể như ở Việt Nam để thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài cần mất 63 ngày và tốn một khoàng chi phí tương đương với 30% GDP đầu người trong khi đó thủ tục này tại các nước phát triển đơn giản hơn nhiều trong khi đó ở các nước phát triển như Mĩ, Nhật Bản chỉ mất 45 - 50 ngày. Do đó cần giảm thời gian thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài để ngày càng thu hút được các đối tác nước ngoài.
Một điều quan trọng nữa là cần thực hiện tốt nguyên tắc một cửa, một con dấu. Hiện nay mặc dù là thực hiện theo cơ chế chính sách một cửa
nhưng vẫn là “một cửa, nhiều khóa”, như để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần tìm chìa khóa mở các cửa để xin được “16 chữ kí và 15 con dấu”. Theo nhiều ý kiến từ các nhà đầu tư thì thủ tục đăng kí và cấp giấy chứng nhận đăng kí ở Việt Nam còn lằng ngoằng, làm mất nhiều thời gian của các đối tác đầu tư nước ngoài.
Về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư thì các cơ quan có thẩm quyền mới chỉ cấp cho các dự án có đủ các điều kiện về các quy định của đối tác, về các giấy tờ liên quan nghĩa là tiến hành công tác tiền kiểm một cách cẩn thận sau đó mới xét các dự án. Trong thời gian tới có thể đẩy mạnh thêm hình thức kiểm tra hậu kiểm, các dự án sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư vẫn bị kiểm tra lại để xác minh tính chân thực của dự án.
Hơn nữa khoảng 70% số người được hỏi cho rằng họ không thể tìm kiếm thông tin cần thiết trên mạng Internet về FDI ở Việt Nam. Do đó cần cải cách hành chính theo hướng minh bạch hơn và rõ ràng hơn, mọi thông tin phải được cung cấp trên các phương tiện truy cập để các thông tin câng thiết sẽ được cung cấp cho các đối tác khi họ có nhu cầu.