Về quan điểm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 97 - 98)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Về quan điểm

- Nâng cao hiệu quả TRSX bằng các giải pháp tác động vào quá trình trồng rừng, khai thác và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng nhằm đưa lại HQKT cao hơn. Đây là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, xóa đói, giảm nghèo cho người dân miền núi, góp phần ổn định KTXH và an ninh quốc phòng. Tăng trưởng gắn với PTBV là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình định hướng phát triển TRSX cũng như phát triển LNXH nói riêng và phát triển KTXH nói chung của huyện Lệ thuỷ.

- Sự nghèo đói của bộ phận dân cư sống gần rừng vốn được coi là căn nguyên dẫn đến phá rừng. Vì vậy, vấn đề tạo việc làm nâng cao thu nhập và nhận thức cho người dân sống gần rừng thông qua giao đất, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vốn, vật tư cây giống để TRSX được xem là giải pháp cơ bản làm giảm áp lực về đời sống của người dân lên RTN.

- Rừng là tài sản quốc gia, việc bảo vệ và phát triển rừng không chỉ có sự nỗ lực của Nhà nước mà là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi một người dân [11]. Thực hiện xã hội hóa phát triển RSX, các thành phần kinh tế có thể đầu tư vào lĩnh vực này nhằm thu lại hiệu quả và các lợi ích hợp pháp từ rừng, đồng thời giảm áp lực về ngân sách cho Nhà nước trong vấn đề bảo vệ và phát triển rừng.

- Để đạt được lợi nhuận từ kinh doanh RSX phải có tỷ suất đầu tư cao và dài hạn mới có thể cải tạo chất lượng rừng hoặc trồng rừng, làm tăng vốn rừng. Hầu hết người dân trong vùng trồng rừng còn nghèo, việc TRSX phụ thuộc lớn vào sự hỗ trợ từ ngân sách TW thông qua chính sách phát triển RSX của Chính Phủ. Vì vậy phải tập trung nghiên cứu để có giải pháp, bước đi phù hợp.

- Việc khai thác quỹ đất TRSX phải kết hợp tốt làm giàu chính đáng và XĐGN, có như vậy mới đảm bảo cân bằng xã hội và phát triẻn bền vững. Lợi thế của huyện là tiềm năng đất đai dồi dào nhưng cũng có giới hạn nhất định. Nếu vì mục đích kinh tế, nóng vội giao đất giao rừng cho các tổ chức, thành phần kinh tế để đẩy nhanh công tác TRSX thì quá trình phân hoá giàu nghèo sẽ diễn ra rất nhanh, người có điều kiện về kinh tế sẽ nhận được nhiều đất trồng nhiều rừng sẽ thu lợi và giàu lên nhanh chóng. Người nghèo, không có điều kiện bỏ vốn tham gia dẫn đến mất đất, mất tư liệu sản xuất, thiếu việc làm và lại quay vào rừng kiếm kế sinh nhai. Vấn đề xã hội không những không giải quyết được mà nguy cơ mất RTN lại gia tăng. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề nghèo đói của người dân vùng núi thông qua TRSX trước hết cần sự trợ giúp ban đầu từ nhiều phía: nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, ngân hàng, cộng đồng dưới nhiều hình thức: Hỗ trợ vốn, vật tư, kỹ thuật, trình độ nhận thức, thị trường. Trong trường hợp chuyển đổi chủ sở hữu rừng cũng phải tạo cho người nghèo có việc làm thông qua làm công, nhận khoán theo từng công đoạn để có thêm thu nhập đảm bảo cuộc sống.

- TRSX phải gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, cho nên cần có thông tin thị trường và sự liên kết kinh tế giữa nhà nước-doanh nghiệp-hộ nông dân- nhà khoa học-tín dụng thì mới đảm bảo được PTBV. Vì vậy, việc nâng cao HQKT TRSX gắn với PTBV dựa trên quan điểm phát triển LNXH thực chất là việc thu hút sự tham gia tích cực của người dân vào TRSX tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống, khắc phục những hạn chế nói trên nhằm phát huy vai trò quan trọng của rừng đối với đời sống của con người.[3]

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w