Những kết quả đạt được về PTLN huyện trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 53 - 61)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Những kết quả đạt được về PTLN huyện trong thời gian qua

2.2.2.1. Kết quả về hoạt động sản xuất lâm nghiệp

a) Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn

Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân trong 3 năm 2005-2007 theo giá cố định năm 1994 là 14,7 tỷ đồng. Trong đó khai thác gỗ và lâm sản đạt 8,7 tỷ đồng chiếm 60% giá trị trong cơ cấu ngành lâm nghiệp huyện. Kết quả sản xuất lâm nghiệp huyện trong 3 năm qua được thể hiện như sau:

Bảng 2.10: Giá trị sản xuất ngành LN huyện Lệ Thuỷ giai đoạn 2005-2007 (theo giá cố định 1994) Đơn vị tính: Triệu đồng.

TT Ngành 2005 2006 2007

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

Tổng số 14.836 100 14.333 100 13.518 100

1 Trồng và nuôi rừng 4.481 30 4.329 30 4.181 31 2 Khai thác gỗ và lâm sản 9.164 62 8.340 58 8.682 64

3 Thu nhặt rừng 1.505 11

4 Dịch vụ lâm nghiệp khác 1.191 8 1.664 12 655 5

Nguồn: Niên giám thống kê Lệ Thuỷ năm 2007.

Như vậy, xét trong nội bộ ngành lâm nghiệp thì hoạt động khai thác gỗ và lâm sản chiếm tỷ trọng cao, hoạt động trồng rừng mới chỉ đạt 29% trong tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp, thu

nhặt rừng chiếm tỷ trọng thấp chỉ 11%. Điều này cho thấy, sản xuất lâm nghiệp

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Lệ Thuỷ năm 2008

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp huyện Lệ Thủy BQ 3 năm 2005-2007

huyện mang tính lợi dụng tài nguyên rừng là chủ yếu. Sản phẩm sản xuất chủ yếu về lâm nghiệp trên địa bàn như sau:

Bảng 2.11: Một số sản phẩm chủ yếu giai đoạn 2005-2007

TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

1 Trồng rừng tập trung ha 1.466,8 1.655,1 1.088,7

2 Trồng cây phân tán 1000 cây 250 250 200

3 Chăm sóc rừng ha 4.645 4.350 5.380

4 Gỗ tròn khai thác m3 1.453 1.561 1.660

5 Khai thác gỗ, củi stere 99.764 113.815 115.500

6 Tre, nứa, luồng 1.000 cây 61 367 10

7 Song mây khai thác tấn 300 280 250

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2007

Việc trồng rừng tập trung hay phân tán đều phụ thuộc vào nguồn vốn và kế hoạch trồng rừng hàng năm của trên giao. Việc khai thác gỗ RTN trên địa bàn chỉ có các lâm trường thực hiện. Khai thác tận dụng từ rừng không ổn định do nguồn Cung hạn chế, thu nhập từ việc khai thác tận dụng tre, nứa, luồng, củi đốt đưa lại cho người dân còn thấp. Vì vậy, khi có việc làm khác người dân sẵn sàng bỏ rừng, những khi thiếu việc làm người dân lại vào rừng khai thác các sản phẩm phụ từ rừng vì mưu sinh.

b) Về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Quản lý và bảo vệ rừng được coi trọng, mặc dù nguồn vốn ngân sách cho công tác bảo vệ rừng mới chỉ đáp ứng được khoảng 22% diện tích rừng cần bảo vệ nhưng về cơ bản rừng được bảo vệ khá. Phần lớn RSX đã được giao cho các chủ rừng cụ thể, số còn lại do UBND cấp xã quản lý để có kế hoạch tiếp tục giao cho các chủ thể quản lý bảo vệ. Trách nhiệm bảo vệ RSX đã được giao cho các chủ rừng và chính quyền địa phương theo Quyết định 245/QĐ-TTg.

Trong thời gian qua, việc phát triển rừng theo hình thức trồng mới rừng có bước ổn định và tăng trưởng khá. Diện tích rừng trồng từ năm 2005-2008 là 5.345,8 ha; trong đó diện tích trồng sản xuất là 4.573 ha, gấp gần 6 lần diện tích rừng trồng phòng hộ. Cụ thể hàng năm được thể hiện ở biểu đồ 2.3.

Năm 2006 diện tích TRSX tăng nhanh cả về qui mô số lượng, chất lượng; tập trung chủ yếu vào trồng rừng nguyên liệu giấy, gỗ với 2 loại cây chủ lực đó là Keo LH và Keo TT. Đến nay diện

tích rừng trồng trên địa bàn huyện có 27.430 ha; trong đó số diện tích có khả năng khai thác là: 12.781 ha. Trong 3 năm (2005-2007) bằng nhiều nguồn vốn, huyện đã trồng được khoảng 4.210 ha rừng tập trung; 700.000 cây phân tán; chăm sóc 5.380 ha rừng; khoanh nuôi 32.000 ha; khai thác được trên 10.00 m3 gỗ rừng trồng.

Qua biểu đồ 2.4 bên ta thấy rằng: Số diện tích do các doanh nghiệp nhà nước trồng chiếm hơn 55%; phần còn lại là hộ gia đình, các tổ chức cá nhân khác tự bỏ vốn trồng. Tuy nhiên qua khảo sát thấy rằng, cho dù nguồn vốn đầu tư nào (doanh nghiệp nhà nước hay các tổ chức các nhân, hộ dân)

thì cũng được tổ chức thông qua hộ gia đình ( hộ công nhân, hộ nông dân) trồng. Diện tích rừng TRSX các năm sau có xu hướng giảm là do hiện trường trồng rừng ngày càng khó khăn, tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp, đất xấu, đi lại khó khăn, muốn phát triển trồng rừng ở các vùng này thì phải có đầu tư lớn để vận chuyển cây con giống phục vụ trồng rừng và khai thác sau này.

c) Về diện tích, cơ cấu các loại cây trồng: Qua số liệu tổng hợp trên địa bàn cho thấy: Cơ các cấu loại cây trồng trong 4 năm qua có sự chuyển biến đáng kể; RSX được trồng phổ biến bằng 2 loại cây Keo LH và Keo TT. Phần lớn diện tích cây Keo LH đều do các lâm trường trồng theo dự án trồng rừng nguyên liệu của Công ty, các hộ dân trồng phổ biến là cây Keo TT; Keo LT chủ yếu trồng kết hợp phòng hộ; các loại cây trồng khác xu hướng giảm dần qua các năm ( xem biểu đồ 2.5).

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Lệ Thuỷ năm 2008

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Lệ Thuỷ năm 2008

Biểu đồ 2.4. Kết quả TRSX huyện từ 2005-2008 Biểu đồ 2.3. Diện tích rừng trồng huyện Lệ Thủy

Sở dĩ diện tích Keo LH tăng dần từ năm 2005- 2007, đến năm 2008 diện tích trồng giảm là do sau đợt mưa bão năm 2007 số diện tích cây Keo LH bị đổ gảy nhiều gây thiệt hại lớn nên người dân chuyển dần sang trồng Keo TT có tính chống chịu gió bão cao hơn.

2.2.2.2. Kết quả thực hiện vốn ngân sách đầu tư PTLN huyện trong thời gian qua

Trong những năm qua, nguồn vốn nhà nước đầu tư vào lâm nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là về hỗ trợ TRSX và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ. Tổng vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho huyện giai đoạn 2005-2008 là 23 tỷ đồng. Trong đó đầu tư các hạng mục lâm sinh là 16,05 tỷ đồng chiếm 69,8%; tiếp theo là đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ 5,29 tỷ đồng chiếm 23% và các hạng mục đầu tư khác phục vụ công tác quản lý 1,66 tỷ chiếm 7,2%. Mức đầu tư bình quân gần 6 tỷ đồng/năm. Cụ thể như sau:

Bảng 2.12: Tình hình thực hiện đầu tư PTLN bằng nguồn vốn ngân sách giai đoạn 2005-2008 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Hạng mục đầu tư Tổng số Trong đó TĐT BQ/năm 2005 2006 2007 2008 Tổng số 23000 4735 4740 6370 7155 14,8

1 Đầu tư lâm sinh 16050 4285 4240 3730 3795 -4,0

Trong đó: Trồng RPH 3075 1.035 920 520 600 -16,6 Hỗ trợ TRSX 5600 1250 1400 1450 1500 6,3

2 Đầu tư CSHT phục vụ 5290 290 260 2190 2550 106,4

3 Khác 1660 160 240 450 810 71,7

Trong đó: Tuyên truyền, tập

huấn, khuyến lâm 580 130 140 150 160

Chi tiết xem ở phụ lục 2.

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Lệ Thuỷ năm 2008

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình

Vốn đầu tư cho lâm sinh qua 4 năm hơn 16 tỷ đồng, trong đó đầu tư hỗ trợ TRSX là 5,6 tỷ đồng chiếm 34,9%; với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6,3%. Các hạng mục khác có xu hướng giảm dần đặc biệt là trồng RPH vốn đầu tư bình quân hàng năm giảm 16,6%. Điều này cho thấy chính quyền nhà nước ở cấp địa phương đã có quan tâm nhiều hơn đối với TRSX, ổn định dần diện tích RPH ở những nơi xung yếu.

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chiếm 23% tổng vốn đầu tư cho lâm nghiệp; trong đó chủ yếu là đầu tư đầu tư trạm quản lý bảo vệ rừng chiếm 85,4%. Điều này chứng tỏ các cấp chính quyền mới chỉ quan tâm đến hạ tầng phục vụ công tác quản lý, chưa quan tâm đến hạ tầng phục vụ sản xuất.

Công tác đầu tư các hạng mục khác phục vụ quản lý cũng dần được quan tâm, đặc biệt là công tác hỗ trợ quy hoạch và cắm mốc ranh giới 3 loại rừng làm cơ sở để quản lý chặt chẽ giữa bản đồ và thực địa.

Việc đầu tư cho công tác tuyên truyền giáo dục PCCR, tập huấn khuyến lâm còn hạn chế, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất lâm nghiệp của huyện. Vì vậy, trong thời gian tới huyện cần có sự quan tâm thích đáng hơn.

2.2.2.3. Kết quả thực hiện, triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển TRSX trên địa bàn

Trong những năm qua, các cấp chính quyền huyện đã tích cực triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước về phát triển TRSX. Huyện đã xây dựng dự án phát triển RSX trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện theo hướng dẫn của Quyết định 147/QĐ-TTg. Việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ TRSX của Chính phủ khá tốt, đảm bảo theo qui định của Nhà nước [38].

Các chính sách hỗ trợ trồng rừng, phát triển rừng của tỉnh, của Chính phủ đều đến tận tay người dân. Mặc dù điều kiện ngân sách còn khó khăn nhưng hàng năm huyện đã trích một phần ngân sách để hỗ trợ thêm cho các đối tượng TRSX ngoài kế hoạch tỉnh giao; hỗ trợ kinh phí để làm đường vận chuyển cây giống trồng rừng; tích

cực lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để hỗ trợ cây giống, kỹ thuật và tập huấn cho người dân trồng rừng sản xuất.

Việc quản lý khai thác rừng trồng cũng được thực hiện khá chặt chẽ. Các chủ rừng phải có phương án khai thác báo cáo UBND xã, Ban quản lý trồng rừng. UBND xã tổng hợp báo cáo UBND huyện và báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét thẩm định phương án trước khi khai thác. Sau khi khai thác hầu hết các chủ rừng đều thực hiện hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước theo qui định.

Tuy vậy, việc xử phạt đối với các chủ rừng nhận tiền trồng rừng mà không thành rừng, rừng không đạt tiêu chuẩn, mất rừng...vẫn chưa có chế tài phù hợp, việc hoàn trả lại tiền hỗ trợ ban đầu vẫn chưa thực hiện được.

2.2.2.4. Các dự án, mô hình TRSX chủ yếu trên địa bàn

- Giai đoạn 1993-1998 tập trung chủ yếu vào MH trồng cây bản địa, gỗ lớn: Huỵnh, Quế, Lát Hoa, Thông nhựa... được thực hiện chủ yếu bởi Chương trình 327 do các lâm trường quốc doanh trồng với mục đích chính là phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phòng hộ kết hợp kinh tế.

- Giai đoạn 1999-2003 tập trung chủ yếu các MH Thông-Keo kết hợp; Thông thuần loài kết hợp đường ranh vành đai phòng hộ Keo LT: Phần lớn các MH này được thực hiện bởi dự án trồng rừng Việt Đức, Chương trình dự án 661 do các hộ dân trồng là chủ yếu với mục đích kinh tế kết hợp phòng hộ.

- Giai đoạn từ 2004 đến nay: Tập trung chủ yếu các MH TRSX, trồng thuần loài các loại cây Keo: Chủ yếu do các hộ dân tự trồng; nhà nước có hỗ trợ một phần chi phí cây giống và công lao động thông qua dự án 661. Các Lâm trường quốc doanh trồng thông qua nguồn vốn vay và vốn tự huy động. Mục đích trồng các MH này chủ yếu là kinh tế.

- Ngoài ra còn có một số MH không phổ biến như trồng Bạch đàn, Huê mộc, Dó trầm chủ yếu trồng rải rác theo MH kinh tế vườn.

Hiện nay MH trồng Keo được phổ biến rộng rãi nhất, qua khảo sát và điều tra thực tế cho thấy rằng: Hầu hết các hộ dân đều thích trồng cây Keo Lai hơn so với các loại cây trồng khác bởi vì: Cây Keo lai dễ trồng, dễ sống, mọc nhanh, sớm cho thu hoạch ( từ 6-7 năm), sản phẩm dễ tiêu thụ và đưa lại HQKT khá cao. Xét về mặt kỹ thuật các loại Keo có thể cho sản phẩm gỗ nguyên liệu dùng chế biến hàng mộc dân

dụng, gỗ XDCB, mộc xuất khẩu... tuy nhiên do cầu tiêu dùng gỗ nguyên liệu giấy trên địa bàn tăng cao, được giá nên hầu hết các hộ dân đều khai thác bán gỗ làm nguyên liệu giấy; nếu thị trường dăm giấy có biến động xấu thì có thể bán gỗ làm mộc vẫn đưa lại hiệu quả.

Từ kết quả điều tra, khảo sát cho thấy xu hướng phát triển TRSX ở huyện Lệ Thủy tập trung chủ yếu các MH sau:

- MH trồng thuần loài Keo LH (dâm từ hom): Tập trung ở các lâm trường, các tổ chức kinh tế trồng phục vụ nguyên liệu cho Nhà máy chế biến tinh bột giấy.

- MH trồng thuần loài Keo TT (ươm từ hạt): Tập trung vào các hộ gia đình vừa cung cấp nguyên liệu vừa bán gỗ xẻ phục vụ nhu cầu thị trường.

- MH trồng thuần loài Keo LT: Tập trung vào các hộ gia đình vừa cung cấp nguyên liệu vừa bán gỗ xẻ phục vụ nhu cầu thị trường.

Đây là 3 MH hiện đang được áp dụng và có khả năng phát triển tốt trên địa bàn huyện. Vì vậy, chúng tôi chọn 3 MH này để nghiên cứu, đánh giá. Các đặc trưng cơ bản từng MH như sau:

Bảng 2.13: Đặc điểm các MH TRSX chủ yếu trên địa bàn huyện Lệ Thủy TT điểm cơ Đặc

bản

Mô hình trồng

Keo LH Mô hình trồng Keo LT Mô hình trồng Keo TT

1 Địa hình, lập địa

- Ven đồi trung bình, đồi thấp,

- Các thung lũng; - Những nơi có địa hình thấp.

- Ven đồi trung bình, đồi thấp, - Vùng bìa rừng, - Có thể trồng ở các dạng địa hình cao

- Ven đồi trung bình, đồi thấp; - Trồng ở các dạng địa hình thấp và cao. 2 Qui mô, hình thức trồng - Trồng tập trung, quy mô lớn. - Chủ yếu trồng tập trung ở các lâm trường quốc doanh.

- Trồng theo qui mô lớn, nhỏ tùy theo chức năng và điều kiện cụ thể. - Chủ yếu hộ gia đình trồng. -Có thể trồng theo qui mô lớn, nhỏ tùy theo chức năng và điều kiện cụ thể. -Chủ yếu trồng theo quy mô hộ gia đình.

3 Mục đích - Làm nguyên liệu giấy, gỗ ván dăm. - Làm nguyên liệu giấy, ván dăm, ván sợi. - Cung cấp gỗ xẻ, gỗ ghép thanh, đồ mộc; - Phòng hộ sản xuất, hồ đập, các khu công nghiệp.

-Làm gỗ nguyên liệu giấy, -Chế biến ván nhân tạo, -Gỗ ghép thanh… 4 Kỹ thuật -Trồng thuần loài, -Ươm bằng dâm hom, -Dễ gảy đổ,

-Tốc độ phát triển nhanh ở giai đoạn đầu; giai đoạn cuối phát triển trung bình; - Chu kỳ sản xuất ngắn -Trồng thuần loài, -Gieo ươm bằng hạt, -Khó gảy đổ, -Tốc độ phát triển chậm. -Chu kỳ sản xuất ngắn khá dài. -Trồng thuần loài, -Gieo ươm bằng hạt, - Khó gảy đổ, -Tốc độ phát triển trung bình ở giai đoạn đầu; giai đoạn cuối có khả năng phát triển nhanh hơn so với 2 loại bên; -Chu kỳ sản xuất ngắn

5 HQKT

- Tăng thu nhập, - Cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,

-Tăng thu nhập, -Cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, -Đáp ứng nhu cầu gỗ XDCB, gỗ xẻ cho tiêu dùng -Tăng thu nhập, -Cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,

-Đáp ứng nhu cầu gỗ XDCB,

-Gỗ xẻ cho tiêu dùng

6 Hiệu quả xã hội

- Tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương,

- Nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế rừng,

- Làm giảm áp lực về nhu cầu gỗ, củi lên RTN

-Tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w