6. Kết cấu của luận văn
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Lệ Thủy về phía Nam của tỉnh Quảng Bình, giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16o55’ đến 17o22’ vĩ độ Bắc và 106o25’ đến 106o59’độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh; Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị với địa giới hành chính dài 75 km; Phía Tây giáp tỉnh Savannakhet của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 42,8 km; Phía Đông giáp với Biển Đông, có đường bờ biển dài hơn 30 km. Với diện tích đất tự nhiên 141.413 ha; dân số trung bình năm 2007 là 146.576 người. Chiếm 17,5% diện tích đất tự nhiên và 17,1% dân số toàn tỉnh; mật độ dân số 103,6 người/km2. Toàn huyện có 28 xã, thị trấn; trong đó có 13 xã đặc biệt khó khăn gồm 5 xã miền núi vùng cao và 8 xã vùng bãi ngang, ven biển.
2.1.1.2. Địa hình: Huyện Lệ thủy có 4 dạng địa hình chính như sau:
- Vùng núi: Nằm về phía Tây, một phần của dãy Trường Sơn chiếm khoảng 25% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Phần lớn diện tích rừng và đất RTN, rừng trồng và vùng cao su của huyện tập trung ở vùng này.
Điều đáng quan tâm ở vùng địa hình này là khu vực giáp ranh giữa vùng núi và vùng đồi, chiếm diện tích lớn nhất ở vùng núi. Tiểu vùng này tập trung phần lớn ở các xã vùng núi của huyện như: Trường Thủy, Kim Thủy, Lâm Thủy, một phần của xã Ngân Thủy. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là lúa nương, màu, cây ăn quả và TRSX. Hình thức du canh du cư không phổ biến nhưng trình độ thâm canh còn thấp.
- Vùng gò đồi: Tiếp giáp với vùng núi là vùng gò đồi có dạng bát úp, chạy dài theo hướng Bắc Nam với độ cao 20-50m. có dạng hình chử U đáy quay về phía Nam, gồm các dãy đồi thấp dọc đường HCM, đường 16 chạy qua địa phận các xã Hoa Thủy, Sơn thủy, Thị trấn Nông trường Lệ Ninh, Phú thủy, Mai Thủy, Văn thủy, Thái Thủy, Dương thủy, Sen Thủy và các đồi cát ven quốc lộ 1A. Phần lớn là đồi đất, đất đá lẫn có nhiều cây bụi, có một số đồi đất đỏ Bazan thích hợp với trồng cao su, tiêu, dứa, sắn... Diện tích vùng gò đồi chiếm khoảng 50-55% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, thích hợp với một số loại cây lâm nghiệp TRSX như: Keo các loại, thông nhựa, tràm hoa vàng... Hơn 2/3 diện tích TRSX của huyện thuộc vào vùng này. Có thể nói đây là một vùng đất có tiềm năng để phát triển TRSX của huyện.
- Vùng đồng bằng: Đồng bằng nằm kẹp giữa vùng gò đồi và vùng cát ven biển, có chiều rộng trung bình 7-10km chạy dài từ Bắc đến phía Nam huyện. Đây là vùng địa hình thấp, bằng phẳng có độ cao từ 10m trở xuống, diện tích vùng này khoảng 20.500 ha. Đây là vùng trọng điểm lúa của huyện và của tỉnh.
- Vùng cát ven biển: Vùng này có độ rộng bình quân 3.500-5.000m. Đồi cát cao trung bình từ 10- 30 m, có nơi cao đến 50m. Đây là vùng cát lớn nhất tỉnh, vùng này chiếm khoảng 20-25% diện tích tự nhiên của huyện. Hầu hết là các đồi cát trắng, độ dốc có những nơi đạt đến 600; cấu tạo liên kết rời rạc và thường xuyên bị ảnh hưởng trực tiếp của gió bão nên tình trạng cát bay, cát chảy, bồi lấp nhà cửa và đất canh tác ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Thế mạnh của tiểu vùng này là phát triển chăn nuôi đại gia súc và TRSX, phát triển kinh tế trang trại.
2.1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng: Huyện Lệ thủy có trên 20 loại đất khác nhau thuộc 4 nhóm chính như sau:
- Nhóm đất feralit đỏ vàng có 86.921ha, chiếm 61.62% diện tích, nghèo dinh dưỡng, tập trung ở vùng núi phía Tây và Tây Bắc của huyện. Phân bố tập trung ở vùng gò đồi, thảm thực vật chủ yếu là sim, mua. Đặc điểm của nhóm này là tầng đất mỏng lẫn nhiều đá, kết von do xói mòn và rữa trôi mạnh nên nghèo dinh dưỡng. Đây là loại đất xấu nhất, ít thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đất này hiện nay đang phát triển trồng cây lâm nghiệp, TRSX.
- Nhóm đất Feralit xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 10.147 ha, rất nghèo dinh dưỡng, trong đó có khoảng 2000 ha đất có tầng dày lớn có thể trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, số còn lại chỉ có thể trồng rừng.
- Nhóm đất phù sa: Có diện tích: 15.333 ha, chiếm 10,87% diện tích; chủ yếu là đất phù sa được bồi hàng năm, phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển ở hạ lưu sông Kiến Giang. Đây là vùng trồng lúa màu quan trọng của huyện.
- Nhóm đất cát ven biển: Có diện tích 14.368 ha, chủ yếu là cát thạch anh rất bở rời có tính di động cao. Đặc điểm đất chua, hàm lượng đạm, lân, cali thấp, chất hữu cơ thấp. Loại đất này chủ yếu sử dụng vào trồng RPH chống cát bay cát chảy. [39].
2.1.1.4. Khí hậu- thủy văn
- Huyện Lệ Thuỷ nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, mưa lớn tập trung trong 2 tháng 10 và 11 thường gây lũ lụt; từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau thời tiết lạnh kèm gió mùa đông bắc. Mùa khô từ tháng 4- 8, nhiệt độ bình quân 27-28oC. Trong các tháng 4 - 8 thường có gió Tây Nam khô nóng nên ở vùng gò đồi thường bị hạn nghiêm trọng. Nhiệt độ trung bình năm là 25 - 260C tăng dần từ Bắc vào Nam, giảm dần từ Đông sang Tây. Tổng tích ôn hàng năm khoảng 8.700 - 8.8000C, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.750 - 1.850 giờ/năm. Như vậy nhiệt độ và tổng tích ôn cả năm khá cao, phù hợp và thuận lợi cho các loại cây công nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp và cây rừng nhiệt đới. Điều kiện thời tiết bất lợi đối với Lệ Thủy là gió Tây Nam khô nóng kết hợp với nắng nóng xuất hiện trong mùa khô gây hạn hán; bão thường đi kèm với mưa lớn tạo ra lũ quét ở vùng núi và gây lũ lụt vùng đồng bằng thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Toàn huyện nằm trong lưu vực hệ thống sông Kiến Giang là một trong 5 hệ thống sông lớn của tỉnh với chiều dài hơn 37 km, ngoài ra còn có mạng lưới sông nhỏ như: Rào Con, Rào Ngò, Rào Sen, Phú Hòa, Phú Kỳ, Mỹ Đức,... dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng và vận chuyển nông sản phẩm. Trên địa bàn huyện có 3 hồ đập lớn: Hồ An Mã dung tích thiết kế 67 triệu m3, Hồ Cẩm Ly dung tích thiết kế 40 triệu m3 ; Hồ Bang dung tích 25 triệu m3 ngoài ra còn có hơn 21 hồ đập nhỏ khác với dung tích thiết kế khoảng 103 triệu m3 nước phục vụ tưới cho hơn 9.000 ha lúa 2 vụ, sản xuất màu và phục vụ dân sinh.
- Dòng chảy lũ: Mỗi năm xuất hiện 2 mùa lũ. Lũ tiểu mãn xuất hiện vào tháng 5 ảnh hưởng đến sản xuất vụ Đông Xuân, cấy vụ Hè Thu và nuôi thuỷ sản; nhưng đây lại là nguồn nước bổ sung rất quan trọng cho sản xuất vụ Hè Thu. Lũ chính vụ từ tháng 9 đến tháng 11 thường ít gây tác hại đến sản xuất do người dân đã có kinh nghiệm sống chung với lũ.
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên liên quan khác
a) Tài nguyên rừng và đất rừng: Theo số liệu kiểm kê rừng và kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2007 thì diện tích đất có rừng của huyện là 96.515 ha, trong đó: RTN có 69.089 ha (rừng phòng hộ 24.799 ha, RSX 44.290 ha) và rừng trồng 27.427 ha (trong đó RSX 20.769 ha). Đất trống đồi núi trọc có diện tích 12.939 ha, chiếm 9,15% diện tích đất tự nhiên [25].
Trong tổng số 69.089 ha RTN có 9.672 ha rừng giàu; 18.943 ha rừng trung bình, 29.314 ha rừng nghèo và 11.160 ha rừng phục hồi và núi đá. Hiện vẫn còn tồn tại một số cánh rừng nguyên sinh ở vùng phía Tây huyện giáp biên giới Việt Lào. Trữ lượng gỗ toàn huyện có khoảng 4,5 triệu m3, trong đó: RTN 4,0 triệu m3, rừng trồng có 0,5 triệu m3. Trữ lượng RPH có 1,5 triệu m3, rừng kinh tế 3 triệu m3. Trữ lượng gỗ phân bố chủ yếu ở vùng núi cao, giao thông khó khăn [24].
Trong những năm qua do nạn khai thác tài nguyên rừng bừa bãi, nạn đốt phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra ở một số vùng có đồng bào dân tộc làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng, xu thế sản lượng và diện tích rừng giàu giảm, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng phục hồi tăng lên. Diện tích đất trống đồi núi trọc của huyện được quy hoạch vào sản xuất lâm nghiệp còn nhiều (12.938 ha). Tình trạng trên đặt ra cần phải có phương thức khai thác đất đai và tài nguyên rừng một cách hợp lý, gắn công tác bảo vệ rừng, chăm sóc rừng với giao đất giao rừng cho hộ gia đình sử dụng để trồng rừng sản xuất, giải quyết việc làm, tạo thu nhập, làm giảm áp lực về đời sống của nhân dân lên RTN.
b) Tài nguyên đất: Theo kết quả thống kê đất đai năm 2008, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 141.611,41 ha, gồm:
- Đất nông nghiệp: 126.488,16 ha chiếm 89,32% diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 9.412,96 ha chiếm 6,65% diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 5.710,29 ha chiếm 4,03% ( trong đó: đất bằng chưa sử dụng 2.512,03 ha; đất có khả năng PTLN chưa sử dụng 2.874,89 ha).
Tóm lại: Từ những yếu tố trên của điều kiện tự nhiên huyện Lệ thủy cho thấy vai trò của rừng rất quan trọng trong việc giữ đất, giữ nước điều hòa dòng chảy, phòng chống lũ lụt, cải thiện điều kiện thời tiết, khí hậu, ngăn chặn và khắc phục những tác hại của thiên tai. Vì vậy, việc TRSX để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho nhân dân đồng thời tăng độ che phủ của rừng là một yêu cầu bức thiết có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh Nông Lâm nghiệp của huyện.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
2.1.2.1. Dân số, lao động và đời sống dân cư
Dân số trung bình toàn huyện đến năm 2007 là 146.567 người (trong đó nam 74.063 người chiếm 50,53%, nữ 72.513 người chiếm 49,47%); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 9,89 %o vào loại cao so với toàn tỉnh. Dân tộc ít người có 5.750 người phân bố chủ yếu ở 3 xã miền núi vùng cao: Kim Thủy, Ngân Thủy và Lâm Thủy.
Bảng 2.1.Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2005-2007 TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Tốc độ tăng2005-2007
1 Tổng số hộ Hộ 31.873 32.186 32.565 2,2
- Hộ trong nông nghiệp Hộ 24.761 24.601 24.168 -2,4 2 Dân số trung bình Người 145.598 146.125 146.576 0,7 - Nhân khẩu nông nghiệp Người 119.689 118.695 102.940 -14,0
- Tỷ lệ DSNN/Tổng DS % 82 81 70
3 Tổng lao động Người 76.876 77.168 77.246 0,5 - Lao động nông nghiệp Người 54.912 54.289 53.628 -2,3
- Tỷ lệ LĐNN/Tổng LĐ % 71 70 69
4 BQ nhân khẩu/hộ Người 4,6 4,5 4,5 -1,5
- BQ nhân khẩuNN/hộNN Người 4,8 4,8 4,3 -11,9
5 BQ LĐ/hộ Người 2,4 2,4 2,4 -1,7
- BQ LĐNN/hộNN Người 2,2 2,2 2,2 0,1
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2007
Toàn huyện có 32.565 hộ, trong đó hộ nông nghiệp có 24.168 hộ với 102.940 nhân khẩu. Dân số tập trung chủ yếu ở các xã vùng giữa, ở vùng núi mật độ dân số rất thấp (ở xã Ngân Thủy, Lâm thủy, Kim thủy mật độ dân số bình quân là 5
người/km2). Tổng số lao động năm 2007 toàn huyện là 77.46 người đó có 53.628 lao động nông nghiệp (chiếm 72,2%). Cơ cấu lao động có chuyển biến tích cực, giảm tỷ trong lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
Bình quân lao động nông nghiệp/hộ nông nghiệp thấp đạt 2,2 lao động/hộ, có xu hướng chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, ngành nghề phụ kém phát triển nên thời gian nhàn rỗi trong nông thôn còn nhiều. Số người thiếu việc làm thường xuyên khá phổ biến đặc biệt là đối với vùng nông thôn miền núi, quỹ thời gian còn lại khoảng 50% chưa khai thác do không có việc làm.
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động phân theo ngành chủ yếu
TT Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2005 2006 2007
1 Tổng số lao động trong độ tuổi người 76.876 77.168 77.246
- Tỷ lệ so với dân số % 52,8 52,8 52,7
2 Nguồn lao động người 73.801 74.236 74.697
- Tỷ lệ so với lao động trong độ tuổi % 96 96,2 96,7
3 LĐ đang làm việc trong các ngành KT người 70.944 72.846 74.275
- Nông- lâm- ng nghiệp người 54.912 54.289 53.628 - Công nghiệp- xây dựng người 7.838 8.171 8.572
- Dịch vụ người 8.194 10.386 12.075
4 Cơ cấu sử dụng lao động
- Nông- lâm- ngư nghiệp % 77,4 74,5 72,2
- Công nghiệp- xây dựng % 11,0 11,2 11,5
- Dịch vụ % 11,5 14,3 16,3
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2007
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2007 số người trong độ tuổi lao động của huyện là 77.246 người, trong đó số người có khả năng lao động 74.697 người. Số lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế là 74.275 người. Khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lao động cao, tập trung phần lớn lao động ngoài độ tuổi. Nhìn chung, lực lượng lao động chủ yếu là phổ thông, làm việc theo mùa vụ thời gian nhàn rỗi còn nhiều. Phần lớn lực lượng thanh niên nông thôn phải đi các tỉnh khác làm thuê, trình độ lao động còn thấp.
Thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, các chương trình dự án trên địa bàn đã quan tâm cho dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, TRSX và phát triển các ngành nghề nông thôn.
- Đời sống dân cư: Theo báo cáo tình hình phát triển KTXH hàng năm của huyện, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 4.256.000 đ/năm, năm 2008 ước 6.250.000 đồng/người/năm; tỷ lệ hộ đói nghèo đến năm 2008 còn 10,5 %, trong đó còn 14 xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao trên 15% cần có sự giúp đỡ đặc biệt để phát triển sản xuất, XĐGN.
2.1.2.2. Về phát triển sản xuất
a) Về tình hình bố trí và sử dụng đất đai
Huyện Lệ thủy có tổng diện tích đất tự nhiên là 141.611,41 ha được bố trí và sử dụng như sau:
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất đến 1/1/2008
TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) %
Tổng diện tích tự nhiên 141.611,41 100
1 Đất nông nghiệp 126.399,86 89,26
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.833,35 13,32
1.2 Đất lâm nghiệp 109.457,00 86,6
1.2.1 Đất RSX 74.318,00 67,9
1.2.2 Đất RPH 35.139,00 32,1
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 104,62 0,08
1.4 Đất nông nghiệp khác 4,89
2 Đất phi nông nghiệp 9.428,95 6,66
3 Đất chưa sử dụng 5.782,60 4,08
Trong đó: Đất đồi núi chưa sử dụng 2.880,75 49,8 (Chi tiết xem phụ lục 1)
Diện tích đất nông nghiệp là 126,4 nghìn ha chiếm 89,2%; đất phi nông nghiệp 9,4 nghìn ha, chiếm 6,7%, đất chưa sử dụng còn 5,7 nghìn ha, chiếm 4,1% diện tích toàn huyện. Trong số diện tích đất nông nghiệp hiện có thì diện tích đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 86,6%, đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 13,3%.
Diện tích đất RSX của huyện là 74,3 nghìn ha chiếm 68% diện tích đất lâm