Hiệu quả trồng rừng sản xuất với phát triển bền vững trong thời đại ngày nay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 26)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Hiệu quả trồng rừng sản xuất với phát triển bền vững trong thời đại ngày nay

Ngày nay, phát triển luôn gắn với phát triển bền vững, nhất là đối với các nước đang phát triển; PTBV gắn với nhiều ngành nhưng đối với ngành nông nghiệp nói chung và TRSX nói riêng liên quan nhạy cảm đến PTBV. Việc TRSX không chỉ đơn thuần đóng góp vào GDP cao liên tục, khai thác có hiệu quả nguồn lực mà còn bảo vệ môi trường sinh thái và dự trữ nguồn lực cho thế hệ tương lai. Ngày nay và kể cả sau này, cho dù KTXH có phát triển đến đâu, qui trình công nghệ sản xuất có thay đổi bằng các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, tiến bộ thì nước và không khí vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự PTBV của nhân loại. Ảnh hưởng của rừng thể hiện rõ nét nhất trong mùa mưa lũ, nếu rừng đầu nguồn được bảo vệ tốt thì sẽ trở thành lá chắn vững chắc ngăn dòng nước lũ đầu nguồn các sông; hạn chế dòng chảy gây lũ lụt ở vùng đồng bằng, giảm bớt thiệt hại do ngập úng ảnh hưởng đến các ngành sản xuất và đời sống; ngoài ra rừng còn có chức năng giữ ẩm tạo nguồn nước ngầm hạn chế khô hạn trong mùa khô. Rừng phát triển tốt có tác dụng điều hòa không khí, hạn chế sự tạo mưa a xit, giảm dần tốc độ nóng lên của trái đất. Thực tế trong những năm qua cho thấy, những vùng nào, nước nào, những địa phương nào làm tốt công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, chăm sóc tốt RTN và rừng trồng thì tình trạng thiệt hại do mưa lũ, nhất là lũ ống lũ quét ở vùng núi, vùng đất dốc giảm, đất nông nghiệp không bị xói mòn sa mạc hóa, cây trồng vật nuôi được bảo vệ.[57]

Hiện tại một số nước xuất khẩu gỗ đang có chiều hướng đóng cửa rừng; nhu cầu về nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đang tăng lên đẩy giá gỗ lên khá cao. Theo tính toán của ngành Lâm nghiệp, hiện tại 1 hecta rừng gỗ Dầu 20 năm tuổi, trồng với mật độ 500 cây/ha thì sẽ có khoảng 500 m3 gỗ trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng. Như vậy bình quân mỗi năm người trồng rừng có thu nhập trên 70 triệu đồng/ha, cao gấp rưỡi lần so với yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT (50 triệu đồng/ha). Xuất phát từ nhu cầu gỗ và lâm sản của xã hội ngày càng nhiều, nhất là nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ, dăm giấy. Khoa học công nghệ chế biến phát triển làm cho các đồ gia dụng bằng gỗ vừa đẹp, vừa bền, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng ngày càng cao. Nhu cầu thị trường về gỗ nguyên liệu khá đa dạng, không những các loại gỗ lớn mà các loại gỗ nhỏ như Keo các loại, bạch đàn, thông…cũng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. [55]

Xác định rõ TRSX vừa là ngành kinh tế quan trọng, vừa có ý nghĩa phòng hộ, trong mấy năm trở lại đây các các các ngành, các địa phương đều quan tâm đến công tác trồng và phát triển RSX; thể hiện trong công tác quy hoạch phân chia 3 loại rừng đã chú trọng đến phát triển RSX cả về qui mô diện tích lẫn nhiệm vụ giải pháp tác động chính là trồng rừng, qui hoạch vùng nguyên liệu gắn với chế biến sâu phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu gỗ rừng trồng. Một số địa phương đã áp dụng MH trồng rừng kết hợp “ lấy ngắn nuôi dài” đưa lại hiệu quả cao. Đây là xu thế chung giải quyết vấn đề trước mắt về áp lực đời sống của người dân lên rừng, về lâu về dài khi đời sống của người dân khá lên có tích lũy để tái đầu tư mở rộng thì việc phát triển TRSX theo qui mô lớn đưa lại HQKT cao là xu hướng tất yếu của phát triển LNXH. [58].

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 26)