Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn ảnh hưởng đến trồng rừng sản xuất và

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3.Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn ảnh hưởng đến trồng rừng sản xuất và

và nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất.

2.1.3.1. Đánh giá chung

Mặc dù điều kiện của huyện có nhiều khó khăn, thiên tai hạn hán và lũ lụt thường xảy ra trên địa bàn ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống, nhưng mục tiêu tăng trưởng được đảm bảo. Một số dự án hợp tác quốc tế về trồng rừng, bảo đảm sinh kế người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn tổng hợp đang được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, tiềm năng vùng gò đồi đã được chú trọng khai thác, các MH kinh tế vườn, kinh tế trang trại đang được hình thành.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế đó là: Chậm hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh sản xuất hàng hoá lớn. Diện tích các loại cây trồng còn manh mún, chưa có sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu chế biến công nghiệp hay xuất khẩu trực tiếp theo các hợp đồng có giá trị lớn. Chưa tạo ra động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh. Nguồn lực để thực hiện các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng chủ yếu vẫn dựa vào Nhà nước, chưa thật sự coi trọng nguồn lực của các thành phần kinh tế khác.

2.1.3.2. Đánh giá đặc điểm địa bàn ảnh hưởng đến HQKT TRSX.

a) Điểm mạnh

+ Cơ cấu kinh tế huyện đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất nguyên liệu tập trung như rừng nguyên liệu, cao su, thị trường ngày càng phát triển đa dạng; đây là điều kiện cơ bản thuận lợi thúc đẩy phát triển TRSX trong thời gian tới.

+ Có lợi thế về vị trí địa kinh tế, địa chính trị trong gắn kết giữa phát triển các vùng miền, là nơi giao thoa các đặc thù lãnh thổ miền Bắc và miền Nam nên dễ hoà nhập, tiếp thu những tiến bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật. Có hệ thống các tuyến đường tỉnh lộ nối các đường quốc lộ tạo thành hệ thống giao thông khá thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu tiêu thụ hàng hóa lâm sản. Có tiềm năng về đất đai và lao động.

+ Diện tích đất quy hoạch RSX khá lớn: 74.316 ha chiếm 52% đất tự nhiên và 68% diện tích đất lâm nghiệp của huyện. Trong đó diện tích đất đã TRSX là 20.769 ha; đất trống quy hoạch vào sản xuất lâm nghiệp là 12.938 ha. Điều kiện lập địa đất đai khá phù hợp đối với nhiều loại cây lâm nghiệp như: Keo lai, Tràm hoa vàng, Huê mộc, Thông và một số loại cây bản địa khác.

+ Có nguồn lao động dồi dào, hầu hết lực lượng lao động trực tiếp tham gia trồng rừng là lao động trẻ, có tâm huyết và ý chí làm giàu, quan tâm gắn bó với rừng.

+ Phần lớn nông dân vùng bản địa có tập quán canh tác vùng gò đồi, có kinh nghiệm TRSX từ nhiều năm và luôn có khát vọng vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của họ.

+ Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, là nơi hội tụ của các yếu tố bất lợi về thời tiết khí hậu như: bão lụt, hạn hán, cát bay cát chảy đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống; địa hình bị chia cắt nhiều, đất canh tác thường bị bào mòn và rữa trôi. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải trồng rừng hạn chế xói mòn rữa trôi đất và tái tạo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống.

+ Tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp, thu ngân sách chỉ đạt 35% tổng chi. Lao động thiếu việc làm còn nhiều, tỷ lệ đói nghèo và phân hóa giàu nghèo còn lớn. Kinh tế ngoài quốc doanh tham gia vào lĩnh vực trồng và phát triển rừng còn ít, phát triển chậm.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của nền kinh tế còn yếu kém, mật độ dân số phân bố không đều, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho nhân dân. Tỷ lệ phát triển dân số còn cao, điều kiện để kêu gọi, thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn.

+Trình độ nguồn nhân lực còn thấp: Lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng không cao, lao động có tay nghề đã qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp, số người chưa có việc làm còn nhiều; trình độ dân trí và thu nhập của dân cư vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người còn thấp; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và công cuộc đổi mới.

+ Sản xuất mang tính hàng hóa chưa cao, quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất diễn ra chậm. Đây là nguyên nhân gây trở ngại cho phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá thâm canh tập trung và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Các liên kết kinh tế giữa các thành phần, vùng, miền còn mờ nhạt.

c) Cơ hội

+ Nước ta đã trở thành thành viên của WTO, theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự hợp tác liên kết quốc tế sẽ đem lại cho Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thuỷ nói riêng nhiều cơ hội để phát triển kinh tế. Đặc biệt là đối với mặt hàng chế biến và xuất khẩu gỗ hiện đang là lợi thế của nước ta. Thu hút các nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế để trồng và phát triển rừng nhằm chống suy thoái môi trường đồng thời đưa lại thu nhập cho nhân dân góp phần XĐGN, nâng cao năng lực cho người dân vùng khó khăn.

+ Toàn tỉnh có 4 nhà máy chế biến gỗ, công suất mỗi nhà máy 3.000 m3 SP/năm; có 2 nhà máy chế biến dăm giấy với công suất: 300.000 tấn/năm. Đây được xác định là đầu ra quan trọng có ảnh hưởng lớn đến HQKT TRSX trên địa bàn huyện Lệ thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung.

d) Thách thức

Thách thức mà huyện Lệ Thuỷ cần phải tính đến trong việc phát triển TRSX trong thời gian tới là:

+ Những biến đổi của xu thế kinh tế thế giới sẽ tác động và ảnh hưởng lớn đến thị trường, giá cả sản phẩm sản xuất. Xu thế đó đặt ra cho huyện là phải lựa chọn những mặt hàng, cây trồng có lợi thế cạnh tranh trong thương mại nhằm khai thác được thế mạnh của hội nhập cho phát triển của huyện.

+ Thách thức về khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến các nguồn vốn viện trợ trồng và phát triển rừng trên địa bàn. Sự cạnh tranh về thu hút đầu tư, nhân tài, nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài ngày càng khó khăn. Vấn đề này đặt ra trong phát triển TRSX phải tính đến yếu tố liên vùng, liên ngành và qui hoạch lâu dài cho PTBV.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 48)