Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 45)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Đặc điểm kinh tế-xã hội

2.1.2.1. Dân số, lao động và đời sống dân cư

Dân số trung bình toàn huyện đến năm 2007 là 146.567 người (trong đó nam 74.063 người chiếm 50,53%, nữ 72.513 người chiếm 49,47%); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 9,89 %o vào loại cao so với toàn tỉnh. Dân tộc ít người có 5.750 người phân bố chủ yếu ở 3 xã miền núi vùng cao: Kim Thủy, Ngân Thủy và Lâm Thủy.

Bảng 2.1.Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2005-2007 TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Tốc độ tăng2005-2007

1 Tổng số hộ Hộ 31.873 32.186 32.565 2,2

- Hộ trong nông nghiệp Hộ 24.761 24.601 24.168 -2,4 2 Dân số trung bình Người 145.598 146.125 146.576 0,7 - Nhân khẩu nông nghiệp Người 119.689 118.695 102.940 -14,0

- Tỷ lệ DSNN/Tổng DS % 82 81 70

3 Tổng lao động Người 76.876 77.168 77.246 0,5 - Lao động nông nghiệp Người 54.912 54.289 53.628 -2,3

- Tỷ lệ LĐNN/Tổng LĐ % 71 70 69

4 BQ nhân khẩu/hộ Người 4,6 4,5 4,5 -1,5

- BQ nhân khẩuNN/hộNN Người 4,8 4,8 4,3 -11,9

5 BQ LĐ/hộ Người 2,4 2,4 2,4 -1,7

- BQ LĐNN/hộNN Người 2,2 2,2 2,2 0,1

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2007

Toàn huyện có 32.565 hộ, trong đó hộ nông nghiệp có 24.168 hộ với 102.940 nhân khẩu. Dân số tập trung chủ yếu ở các xã vùng giữa, ở vùng núi mật độ dân số rất thấp (ở xã Ngân Thủy, Lâm thủy, Kim thủy mật độ dân số bình quân là 5

người/km2). Tổng số lao động năm 2007 toàn huyện là 77.46 người đó có 53.628 lao động nông nghiệp (chiếm 72,2%). Cơ cấu lao động có chuyển biến tích cực, giảm tỷ trong lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

Bình quân lao động nông nghiệp/hộ nông nghiệp thấp đạt 2,2 lao động/hộ, có xu hướng chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, ngành nghề phụ kém phát triển nên thời gian nhàn rỗi trong nông thôn còn nhiều. Số người thiếu việc làm thường xuyên khá phổ biến đặc biệt là đối với vùng nông thôn miền núi, quỹ thời gian còn lại khoảng 50% chưa khai thác do không có việc làm.

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động phân theo ngành chủ yếu

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2005 2006 2007

1 Tổng số lao động trong độ tuổi người 76.876 77.168 77.246

- Tỷ lệ so với dân số % 52,8 52,8 52,7

2 Nguồn lao động người 73.801 74.236 74.697

- Tỷ lệ so với lao động trong độ tuổi % 96 96,2 96,7

3 LĐ đang làm việc trong các ngành KT người 70.944 72.846 74.275

- Nông- lâm- ng nghiệp người 54.912 54.289 53.628 - Công nghiệp- xây dựng người 7.838 8.171 8.572

- Dịch vụ người 8.194 10.386 12.075

4 Cơ cấu sử dụng lao động

- Nông- lâm- ngư nghiệp % 77,4 74,5 72,2

- Công nghiệp- xây dựng % 11,0 11,2 11,5

- Dịch vụ % 11,5 14,3 16,3

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2007 số người trong độ tuổi lao động của huyện là 77.246 người, trong đó số người có khả năng lao động 74.697 người. Số lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế là 74.275 người. Khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lao động cao, tập trung phần lớn lao động ngoài độ tuổi. Nhìn chung, lực lượng lao động chủ yếu là phổ thông, làm việc theo mùa vụ thời gian nhàn rỗi còn nhiều. Phần lớn lực lượng thanh niên nông thôn phải đi các tỉnh khác làm thuê, trình độ lao động còn thấp.

Thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, các chương trình dự án trên địa bàn đã quan tâm cho dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, TRSX và phát triển các ngành nghề nông thôn.

- Đời sống dân cư: Theo báo cáo tình hình phát triển KTXH hàng năm của huyện, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 4.256.000 đ/năm, năm 2008 ước 6.250.000 đồng/người/năm; tỷ lệ hộ đói nghèo đến năm 2008 còn 10,5 %, trong đó còn 14 xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao trên 15% cần có sự giúp đỡ đặc biệt để phát triển sản xuất, XĐGN.

2.1.2.2. Về phát triển sản xuất

a) Về tình hình bố trí và sử dụng đất đai

Huyện Lệ thủy có tổng diện tích đất tự nhiên là 141.611,41 ha được bố trí và sử dụng như sau:

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất đến 1/1/2008

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) %

Tổng diện tích tự nhiên 141.611,41 100

1 Đất nông nghiệp 126.399,86 89,26

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.833,35 13,32

1.2 Đất lâm nghiệp 109.457,00 86,6

1.2.1 Đất RSX 74.318,00 67,9

1.2.2 Đất RPH 35.139,00 32,1

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 104,62 0,08

1.4 Đất nông nghiệp khác 4,89

2 Đất phi nông nghiệp 9.428,95 6,66

3 Đất chưa sử dụng 5.782,60 4,08

Trong đó: Đất đồi núi chưa sử dụng 2.880,75 49,8 (Chi tiết xem phụ lục 1)

Diện tích đất nông nghiệp là 126,4 nghìn ha chiếm 89,2%; đất phi nông nghiệp 9,4 nghìn ha, chiếm 6,7%, đất chưa sử dụng còn 5,7 nghìn ha, chiếm 4,1% diện tích toàn huyện. Trong số diện tích đất nông nghiệp hiện có thì diện tích đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 86,6%, đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 13,3%.

Diện tích đất RSX của huyện là 74,3 nghìn ha chiếm 68% diện tích đất lâm nghiệp, 58,8% diện tích đất nông nghiệp và bằng 52,7% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong diện tích đất chưa sử dụng, nhóm đất đồi núi chưa sử dụng là 2,8 nghìn ha, chiếm 49,8% đất chưa sử dụng, đây là tiềm năng để khai thác PTLN trong thời gian tới.

Trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp 109.457 ha, được bố trí quản lý sử dụng như sau:

Bảng 2.4: Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của huyện TT Đơn vị quản lý sử dụng Đất LN (ha) % Rừng SX (ha) %

Tổng số 109.457,0 100,0 74.318,0 100, 0 1 Hộ gia đình 15.487,6 14,1 15.487,6 20,8 2 Các tổ chức kinh tế 48.710,2 44,5 48.710,2 65,5 3 Chính quyền 32.784,4 30,0 402,6 0,5 4 Đối tượng khác 12.474,8 11,4 9.717,6 13,1

Nguồn niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2007.

Diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình quản lý là 15.478 ha chiếm 14,1% đất lâm nghiệp và 20,8% diện tích đất RSX ( so với năm 2001 thì diện tích này là 4.551 ha chiếm 4,1%). Số diện tích đất RSX hiện đang giao cho các đơn vị kinh tế quản lý sử dụng còn rất lớn 48.710,21 chiếm 44,5% diện tích đất lâm nghiệp và 65% diện tích đất RSX toàn huyện.

b) Về phát triển các lĩnh vực kinh tế:

Từ năm 2005 đến nay nền kinh tế huyện đã dần từng bước ổn định, có sự tăng trưởng khá và bước đầu bắt nhịp với sản xuất hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2007 là 10,2%/năm, trong đó: nông-lâm-ngư nghiệp tăng 5,7%; công nghiệp-TTCN và XD tăng 12,9%; thương mại- du lịch-dịch vụ tăng

16,25%. So với bình quân chung của tỉnh thì Lệ Thủy có tốc độ tăng trưởng kinh tế hơi thấp (cả tỉnh 11%/năm).

Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện thời kỳ 2005 - 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(theo giá hiện hành) ĐVT:%

Ngành 2005 2006 2007

Tổng 100 100 100

1. Nông lâm ngư nghiệp 45,3 43,2 42,0

Trong đó: Nông nghiệp 84 83 83

Lâm nghiệp 5 5,5 5

Ngư nghiệp 11 11,5 12

2. Công nghiệp - xây dựng 23,7 23,8 24,0

3. Dịch vụ 31,0 33,0 33,6

Nguồn: Niên giám thống kê Lệ Thuỷ & Báo cáo giữa nhiệm kỳ

Qua bảng trên ta nhận thấy cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp-dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện. Năm 2005 tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm 45,3%, đến năm 2007 còn 42%; ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 23,7% lên 24,% và dịch vụ từ 31% lên 33,6%.

- Nông lâm ngư nghiệp là nhóm ngành giữ vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế và là nguồn sống cơ bản của đại bộ phận dân cư nông nghiệp của huyện. Trong đó tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm hơn 83%, Thủy sản chiếm 11,5% còn lại ngành lâm nghiệp chỉ chiếm hơn 5%.

Sản xuất lâm nghiệp có bước chuyển tích cực, công tác trồng rừng được quan tâm; chăm sóc bảo vệ rừng đầu nguồn được chú trọng. Diện tích rừng trồng tập trung đặc biệt là TRSX tăng nhanh. Độ che phủ rừng đến nay đạt 68%. Mặt dù giá trị sản xuất lâm nghiệp chỉ chiếm hơn 5% giá trị sản xuất ngành nhưng đây là ngành sản xuất có tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế trong thời gian tới của huyện. Trong 3 năm (2005 – 2007) huyện đã trồng được 2.375 ha, chăm sóc được 5380 ha rừng. Nạn phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép dần được hạn chế.

- Công nghiệp – xây dựng: Có bước phát triển tích cực, bước đầu đã phát huy được tiềm năng lao động trên địa bàn, các ngành nghề truyền thống được khôi phục

phát triển. Giá trị sản xuất CN-TTCN tăng bình quân hàng năm 12,9%/năm. Năm 2008 tỷ trọng công nghiệp- xây dựng tính theo giá thực tế chiếm 24,4% trong tổng giá trị sản xuất của huyện.

- Dịch vụ thương mại và du lịch là ngành phát triển khá nhanh trong những năm vừa qua. Năm 2008 tỷ trọng giá trị sản xuất ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế là 33,6,6%. Trong thời gian tới với việc đầu tư mở rộng thêm các khu du lịch (suối Bang, bãi biển Ngư Hoà) sẽ tạo được động lực mới để huyện phát triển.

Nhìn chung kinh tế của huyện trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy vậy trình độ dân trí còn thấp, lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ, kỹ thuật tay nghề còn hạn chế. Tỷ lệ tăng dân số còn ở mức cao, số lao động chưa có việc làm còn nhiều, đang có xu hướng tăng nhanh; tiềm năng đất đai, mặt nước, lao động... vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Đây là những vấn đề cấp bách cần được quan tâm tháo gỡ.

2.1.2.3. Các vấn đề xã hội

- Về giáo dục: Đến năm 2008, 100% xã, thị trấn có trường tiểu học, 27/28 xã thị trấn có trường trung học cơ sở; toàn huyện có 4 trường phổ thông trung học, một trung tâm giáo dục thường xuyên, một trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và một trung tâm bồi dưỡng chính trị. Cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện nâng cấp đảm bảo điều kiện dạy và học cho con em trong huyện.

- Về Y tế: Mạng lưới y tế phát triển đều trong toàn huyện, có một bệnh viện trung tâm, 100% số xã thị trấn có trạm y tế, hệ thống y tế thôn bản được kiện toàn và củng cố. Công tác phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng. Các chương trình y tế cộng đồng như: phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết, mù lòa, phong lao, bướu cổ, tiêm phòng mở rộng... được thực hiện thường xuyên, các dịch bệnh được đẩy lùi hạn chế tử vong đến mức thấp nhất.

- Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao: Đến nay toàn huyện có 100% xã được hưởng thụ văn hóa, có thư viện văn hóa xã và phủ sóng truyền hình; trên 72% hộ gia đình được xem truyền hình; duy trì ổn định số buổi, số giờ phát và truyền thanh. Có 76 làng văn hóa, 73% hộ gia đình văn hóa.

2.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng phục vụ

- Giao thông: Hệ thống đường giao thông khá thuận lợi, đi qua địa bàn huyện có các tuyến đường quốc lộ 1A; 2 tuyến đường nhánh Tây và nhánh Đông đường Hồ chí Minh và có tuyến đường sắt chạy suốt chiều dài của huyện từ Bắc đến Nam. Các hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ và đường liên thôn, liên xã đan xen nhau tạo thành mạng lưới giao thông khá hợp lý; có các trục đường tỉnh lộ 16, tỉnh lộ 14 có ý nghĩa quan trọng trong PTLN của tỉnh, đây là điều kiện thuận lợi cơ bản về hạ tầng để phát triển các vùng nguyên liệu, khu công nghiệp của huyện; là cơ hội để đầu tư phát triển KTXH vùng gò đồi, phát huy tiềm năng thế mạnh của khu vực phía Tây huyện nhà; sắp xếp lại lao động phân bố dân cư giữa các vùng.[13].

- Nước sinh hoạt: Tỷ lệ dân nông thôn đựợc dùng nước hợp vệ sinh là 65%. Hiện trên địa bàn huyện đã có nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung như: Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Hoa Thủy, Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Sơn Thủy, Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Phong thủy, Dương Thủy, Mỹ Thủy, An Thủy, Cấp nước Thị trấn Kiến Giang cơ bản đáp ứng yêu cầu dùng nước của nhân dân. Ngoài ra còn có nhiều công trình cấp nước nhỏ lẻ khác.

- Năng lượng, viễn thông: Huyện đã xây dựng được 120 trạm biến áp trung gian với 135 km đường dây cao thế các loại và 320 km đường dây hạ thế, có 100% xã, thị trấn có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, số hộ dùng điện đạt 98%. Mạng lưới giao thông liên lạc đã phủ kín 100% , toàn huyện có 8 tổng đài với 12.108 số máy điện thoại, bình quân 1000 người dân có 82,6 chiếc.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 45)