Tổng quan về phát triển lâm nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 48 - 53)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Tổng quan về phát triển lâm nghiệp trên địa bàn

2.2.1.1. Tổng quan về phát triển lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình

Từ những năm 1995 đến nay tỉnh đã chú trọng đến công tác phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, tăng khả năng phòng hộ đồng thời bảo đảm sinh kế của người dân bằng cách giao khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng thông qua các chương trình, dự án trồng rừng như: Chương trình 327, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng; Dự án trồng rừng Việt Đức; Dự án trồng rừng cố định cát…nhờ vậy mà đến nay độ che phủ rừng của tỉnh đạt trên 68%; là một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất trên phạm vi toàn quốc [20].

a) Hiện trạng quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình

Đến nay tỉnh Quảng Bình đã hoàn thành việc quy hoạch 3 loại rừng. Kết quả quy hoạch phân chia 3 loại rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số: 857/2007/QĐ-UB ngày 20/4/2007 như sau:

Bảng 2.6. Quy hoạch phân chia 3 loại rừng của các đơn vị trong tỉnh TT Đơn vị Đất LN (ha) Trong đó Rừng PH Rừng ĐD Rừng SX Toàn tỉnh 621.056 174.842 125.498 321.076 1 Huyện Lệ Thủy 109.453 35.137 74.316

2 Huyện Quảng Ninh 75.917 29.413 136 46.638

3 Thành phố Đồng hới 7.520 3.918 3.602

4 Huyện Bố trạch 171.290 14.916 94.501 61.873

5 Huyện Quảng Trạch 34.897 15.458 19.439

6 Huyện Tuyên Hóa 96.512 36.766 59.746

7 Huyện Minh Hóa 125.467 39.144 30.861 55.462

Nguồn: Báo cáo kết quả quả quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình

Trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch là 621.056 ha, rừng RSX là 321.076 ha chiếm 51,6% diện tích. Điều này nói lên rằng, với qui hoạch lần này tỉnh đã quan tâm đến phát triển RSX. Trong đó Lệ Thủy là huyện có diện tích quy hoạch RSX lớn nhất so với các huyện khác trong tỉnh (74.316 ha, chiếm 67,9% đất lâm nghiệp huyện và chiếm 23,15% diện tích qui hoạch RSX của tỉnh). Đây cũng là lý do cơ bản để chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu là huyện Lệ Thủy.

Tỉnh đã giao trách nhiệm quản lý bảo vệ và phát triển RSX cho từng chủ rừng và chính quyền địa phương theo tinh thần Quyết định 245/QĐ-TTg như sau:

Bảng 2.7. Phân chia rừng sản xuất tỉnh Quảng bình theo chủ quản lý

Tổng số 321.076,0 100,0

1 Các DN Nhà nước 129.495,0 40,3

2 Các BQL RPH 16.338,0 5,1 ( DT nằm xen kẻ RPH) 3 UBND và cộng đồng 94.198,0 29,3

4 Hộ gia đình 81.045,0 25,2

Nguồn số liệu: Chi cục PTLN năm 2008

Diện tích RSX do các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn quản lý 129.945 ha, chiếm 40,3% diện tích; Diện tích đã giao cho hộ gia đình quản lý là 81.045 ha, chiếm 25,2% ( chủ yếu là RT). Số diện tích do UBND và cộng đồng quản lý còn khá lớn,

chiếm 29,3%, số diện tích này tỉnh cần có phương án triển khai giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý sử dụng để phát huy hiệu quả RSX.

Trong tổng diện tích RSX của tỉnh là 321.076 ha, diện tích rừng trồng là 64.332 ha chiếm 20% diện tích RSX; diện tích đất chưa có rừng quy hoạch sản xuất là 66.395 ha chiếm 20,7% đây là đối tượng quan trọng để phát triển TRSX trên địa bàn tỉnh.

b) Tình hình phát triển TRSX trên địa bàn tỉnh

Năm 1999 diện tích rừng trồng sản xuất cả tỉnh mới có 39.134 ha; thì năm 2007 diện tích này đã tăng lên 93.619 ha; bước đầu đã lựa chọn được một số loài cây trồng có hiệu quả, phù hợp với điều kiện lập địa và tập quán canh tác lâm nghiệp của tỉnh như: Thông nhựa, Keo các loại, Phi lao, Thông Cairibe, Bạch đàn urophylla; một số loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao như Dó Trầm, Huỷnh... Sản lượng gỗ rừng trồng khai thác cả tỉnh ước đạt 30.000 – 35.000 m3/năm mà chủ yếu là rừng trồng hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Hiện tại tỉnh có hơn 30.000 ha thông nhựa đang trong thời kỳ khai thác; sản lượng khai thác bình quân hàng

năm từ 2.800 đến 3.000 tấn. Diện tích TRSX tăng lên chủ yếu là Keo các loại, do nhu cầu gỗ nguyên liệu tăng nhanh. Đến nay toàn tỉnh có khoảng 30.000 ha Keo các loại và khoảng 30% trong số đó trồng phân tán; như vậy tổng diện tích ( kể cả qui đổi)

khoảng 43.000 ha; năng suất bình quân đạt khoảng 45-60 tấn/ha sau chu kỳ từ 5-7 năm.

Qua biểu đồ 2.1 ta thấy rằng: Diện tích trồng Keo LH năm 2006 tăng vượt trội nhưng qua 2 năm 2007, 2008 giảm đáng kể, diện tích cây Keo tai tượng (TT) có xu hướng tăng một cách đều đặn là do sau đợt mưa bão năm 2007 ở Quảng Bình số lượng diện tích cây Keo LH bị đổ gãy nhiều; khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của thiên tai của cây Keo LH thấp so với các loại cây khác nên người dân chuyển hướng sang

Nguồn Chi cục PTLN tỉnh năm 2008.

Biểu đồ 2.1. Diện tích trồng Keo tỉnh Quảng Bình từ 2005-2008

trồng cây Keo TT và Keo lá tràm (LT) có bộ rễ tốt hơn, chống chịu tốt hơn.

2.2.1.2. Tổng quan quy hoạch PTLN huyện Lệ Thủy

a) Hiện trạng quy hoạch phân loại rừng của huyện:Theo kết quả quy hoạch 3 loại rừng tại Quyết định số: 857/QĐ-UBND ngày 20/4/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình, diện tích đất lâm nghiệp của huyện Lệ Thủy là: 109.453 ha. Trong đó diện tích đất có rừng là 96.515 ha; đất chưa có rừng là 12.938 ha được phân loại như sau:

Bảng 2.8: Cơ cấu qui hoạch các loại rừng và đất lâm nghiệp huyện Lệ Thuỷ theo chức năng

TT Loại đất- Loại rừng

Đất Lâm nghiệp Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng số 109.453 100,0 35.137 100,0 74.316 100,0 1 Đất có rừng 96.515 88,2 31.457 89,5 65.058 87,5 + Rừng tự nhiên 69.088 63,1 24.799 70,6 44.289 59,6 + Rừng trồng 27.427 25,1 6.658 18,9 20.769 27,9 2 Đất chưa có rừng 12.938 11,8 3.680 10,5 9.258 12,5 + Đất trống IA 321 54 267 + Đất trống IB 7.358 2.167 5.191 + Đất trống IC 3.997 764 3.233 + Đất cát 1.262 695 567

Nguồn: Báo cáo quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình năm 2007

Trong tổng số 74.316 ha qui hoạch RSX có 44.289 ha RTN, 20.769 ha rừng trồng và 9.258 ha đất chưa có rừng; diện tích rừng trồng sản xuất chiếm 75,7% diện tích rừng trồng của huyện. Trong cơ cấu quy hoạch đất trồng rừng huyện cũng đã quan tâm đến quy hoạch TRSX 9.258 ha, chiếm 71,6% diện tích đất chưa có rừng của huyện, đây là tiềm năng đáng kể để phát triển TRSX trên địa bàn trong thời gian tới.

b) Quy hoạch RSX theo đơn vị hành chính huyện Lệ Thủy: Toàn huyện có 21/28 xã, thị trấn có diện tích TRSX, trong đó có 3 xã có diện tích rừng lớn của huyện là: Kim Thủy có 26.266 ha, Lâm Thủy có 16.522 ha và Ngân Thủy có 13.007 ha; tổng số diện tích RSX của 3 xã là 55.795 ha, chiếm hơn 75% diện tích RSX toàn huyện. Tuy nhiên phần lớn diện tích này đã giao cho Lâm trường Khe Giữa và Lâm trường Kiến Giang

thuộc Công ty LCN Long Đại quản lý sử dụng; một số diện tích xen kẻ RPH giao cho Ban quản lý RPH Động Châu quản lý. Số diện tích còn lại phân bố rải rác ở các xã. Chi tiết theo biểu dưới đây:

Bảng 2.9: Quy hoạch RSX của huyện theo đơn vị hành chính TT Đơn vị có rừng sản xuất. Rừng SX (ha) QH rừng SX theo QĐ 857/QĐ-UBND Đất có rừng Trong đó Đất chưa có rừng RTN Rừng trồng Toàn huyện 74.316 65.058 44.289 20.769 9.258 1 Cam Thủy 205 205 205 2 Dương Thủy 137 137 137

3 Ngư Thủy Trung 215 92 92 123

4 Hồng Thủy 735 536 536 199 5 Hưng Thủy 289 245 245 44 6 Kim Thủy 26.266 20.656 16.955 3.701 5.610 7 Lâm Thủy 16.522 15.126 15.031 95 1.396 8 TT NT Lệ Ninh 386 386 95 291 9 Mai Thủy 735 708 708 27 10 Mỹ Thủy 543 532 532 11 11 Ngư Thủy Bắc 99 99 99

12 Ngư Thủy Nam 302 213 213 89

13 Ngân Thủy 13.007 12.094 11.625 469 913 14 Phú Thủy 1.980 1.838 518 1.320 142 15 Sơn Thủy 447 340 66 274 107 16 Sen Thủy 5.670 5.343 5.343 327 17 Tân Thủy 659 659 659 18 Thái Thủy 4.025 3.775 3.775 250 19 Thanh Thủy 312 312 312 20 Trường Thủy 1.284 1.284 1.284 21 Văn Thủy 499 479 479 20

Nguồn: Báo cáo quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình năm 2007

Các xã có diện tích RSX giao cho dân trồng khá lớn là: Sen Thủy 5.343 ha, Thái Thủy 3.775 ha, Trường Thủy 1.284 ha và Phú Thủy 1.320 ha; với các xã này ngoài diện tích rừng trồng sản xuất lớn, diện tích đất trống có khả năng trồng rừng cũng khá cao. Thực tế cho thấy: các xã có diện tích rừng lớn chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, tập trung vào các xã nghèo đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của tỉnh, huyện. Toàn huyện có 12 xã nghèo ĐBKK thì có 6

xã miền núi có diện tích RSX khá lớn đó là: Kim Thủy, Lâm Thủy, Ngân Thủy, Thái Thủy, Sen Thủy và Trường Thủy.(Đây là lý do mà trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã chọn 3 xã: Kim Thủy, Sen Thủy và Thái Thủy để điều tra nghiên cứu về hình, khả năng và hiệu quả TRSX của huyện Lệ thủy đại diện cho các dạng lập địa: Vùng cát ven biển (xã Sen Thủy); Vùng đồi (xã Thái Thủy) và vùng núi nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ( xã Kim Thủy).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w