Các vấn đề đặt ra cần giải quyết

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 90 - 91)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1.Các vấn đề đặt ra cần giải quyết

- TRSX đưa lại HQKT cao nhưng hầu hết các xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn thì tỷ lệ đói nghèo cao hơn so với các xã khác. Đây là một nghịch lý.

- Tập huấn: Từ phân tích kết quả điều tra cho thấy hộ gia đình có tập huấn trồng rừng sản xuất đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn hộ không tập huấn; nhưng thực tế nhu cầu tập huấn của các hộ mới chỉ đáp ứng được 69,4%. Đây là vấn đề mà các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm trong thời gian tới, phải coi TRSX là một nghề nên cần phải nâng cao nhận thức và kỹ thuật TRSX cho nhân dân.

- Hiện tượng bán rừng non (rừng mới trồng khoảng 2-3 năm tuổi) vẫn diễn ra ở một số nơi. 1 ha rừng trồng sau 2-3 năm tuổi có thể bán được khoảng 20-30 triệu đồng (theo giá thị trường từng thời điểm); cũng ha rừng đó sau 7 năm tuổi khai thác có thể bán được khoảng từ 35-40 triệu đồng. Như vậy, bán rừng non đưa lại thu nhập bình quân cao hơn so với rừng đến tuổi thành thục công nghệ, khai thác. Thực tế ở đây là giá đất rừng đã được tính ngầm trong giá rừng; vì vậy người dân sau khi chuyển nhượng rừng non thì không có tư liệu để tiếp tục sản xuất nên thu hẹp qui mô

sản xuất và áp lực về đời sống người dân lên RTN lại tái diễn. Vấn đề này đòi hỏi Nhà nước phải đơn giản thủ tục hành chính để giải quyết nhu cầu tín dụng cho dân đồng thời có chế tài thích hợp để hạn chế tình trạng bán rừng non nói trên.

- Việc TRSX hộ gia đình còn ở qui mô quá nhỏ, chưa đủ qui mô tối thiểu để ổn định sản xuất và đời sống nên phần lớn trong số họ là hộ nghèo.

- Diện tích RSX thuộc phạm vi hành chính của huyện là 74.316 ha, trong đó: số diện tích đã giao cho các lâm trường trên địa bàn quản lý 41.692 ha ( chiếm 56%), giao cho các Ban quản lý RPH quản lý 2.645 ha, số còn lại do chính quyền huyện, xã quản lý là 29.979 ha (chỉ chiếm 40%). Vì vậy, diện tích đất giao cho hộ dân để trồng rừng trên địa bàn còn ít và manh mún, chưa đủ điều kiện để đảm bảo sản xuất thường xuyên, đưa lại thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống cho người dân sở tại.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 90 - 91)