Mức độ tiếp cận của người dân về kỹ thuật, dịch vụ (kể cả tín dụng) và thị

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 93 - 94)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Mức độ tiếp cận của người dân về kỹ thuật, dịch vụ (kể cả tín dụng) và thị

thị trường lâm sản

Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy, hầu hết các hộ dân trồng rừng đều có nguyện vọng tìm hiểu những kiến thức mới trong phát triển TRSX; nhưng thực tế khả năng đáp ứng chỉ đạt 69,4% so với nhu cầu. Đặc biệt đối với đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa, nơi có điều kiện khó khăn thì khả năng đáp ứng còn rất thấp chỉ đáp ứng 52% nhu cầu. Đây là vấn đề mà chính quyền địa phương và các tổ chức dịch vụ công, khuyến nông, khuyến lâm cần quan tâm xem xét và đầu tư vào, tạo điều kiện phổ biến và nâng cao kiến thức kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Mặt khác, trong số được tham gia tập huấn thì chỉ mới có hơn 40% đáp ứng yêu cầu vận dụng kiến thức đã được hướng dẫn vào công tác TRSX tốt; khoảng 30% trong số được tập huấn vận dụng được 60% theo yêu cầu; 30% còn lại không vận dụng được do sai đối tượng.

- Về tiếp cận tín dụng: Đối với các hộ nghèo, nguồn lực hạn chế thì gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng để thực hiện trồng rừng, khó khăn nhất của hộ nghèo vẫn là thủ tục vay vốn, phải có xác nhận hồ sơ, thủ tục hành chính rườm rà không kịp thời ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả trồng rừng. -Về tiếp cận thị trường: Sản phẩm gỗ rừng trồng chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dăm giấy, gỗ dăm, ván ép và một số mộc mỹ nghệ khác. Trước mắt nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy còn thiếu nên người dân rất dễ dàng trong việc bán sản phẩm. Các hình thức bán cây đứng tại lô, bán sản phẩm sau khai thác, bán tại rừng hay tại các điểm thu gom đều được chấp nhận với giá cả phải chăng và có lợi cho người TRSX. Vì vậy, mức độ tiếp cận thị trường của tất cả các hộ dân là như nhau; giá cả phụ thuộc vào chất lượng rừng và chất lượng sản phẩm sau khai thác. Tuy nhiên đối với các hộ trồng rừng có qui mô lớn hơn như các trang trại hoặc các lâm trường thì qui mô khối lượng sản phẩm lớn dễ dàng cho việc thu

gom vận chuyển nên có lúc được chấp nhận mua với giá cao hơn, cho nên việc tăng quỹ đất cho các hộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

- Xu hướng phát triển TRSX trên địa bàn huyện: Từ kết quả khảo sát cho thấy, việc TRSX trên địa bàn huyện hiện nay đang là tự phát theo hình thức hộ gia đình. Tuy nhiên muốn nâng cao HQKT TRSX để các hộ trồng rừng có thể ổn định cuộc sống bằng nghề rừng thì phải đảm bảo qui mô tối thiểu tạo việc làm ổn định thường xuyên cho lao động gia đình. Xu hướng sẽ là các hộ sản xuất có qui mô nhỏ, hộ khó khăn về nguồn lực sẽ bán đất, bán rừng và chuyển sang ngành nghề khác hoặc làm thuê cho các hộ thiếu lao động; các hộ khá, có tiềm lực về kinh tế sẽ mua lại tích lũy diện tích, mở rộng qui mô tổ chức sản xuất theo hình thức kinh tế trang trại; thuê lao động để sản xuất. Đây cũng là hình thức tích tụ đất đai mở rộng dần qui mô sản xuất theo hướng nông hộ, trang trại trồng rừng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w