KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO HQKT TRSX CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ Ở

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 30)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO HQKT TRSX CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ Ở

VÀ Ở VIỆT NAM

1.4.1. Kinh nghiệm ở một số nước đang phát triển

Cho đến nay cơ sở khoa học cho việc phát triển TRSX ở các nước phát triển đã được hoàn thiện, đối với các nước đang phát triển thì đang trong giai đoạn thử nghiệm, nghiên cứu, từng bước hoàn thiện và ổn định đi vào sản xuất phục vụ PTLN [27]. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đã thành công trong công tác TRSX thì:

Thứ nhất, công tác giống là khâu quan trọng nhất, mang tính đột phá và đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Nhờ những công trình nghiên cứu chọn lọc và tạo giống mới, cho tới nay trên nhiều nước đã có những giống cây trồng cho năng suất rất cao, cao gấp 2-3 lần so với bình thường. Thí dụ như ở Brazil đã tạo được những khu rừng có năng suất trữ lượng 70-80m3/ha/năm; Tại Công Gô năng suất rừng đạt 40-50m3/ha/năm. Theo Swoatdi, Chamlong (1990) tại Thái Lan rừng Tếch cũng đạt đến sản lượng 15-20m3/ha/năm. Bên cạnh công tác giống cây trồng, các biện pháp trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng cũng đã được quan tâm nghiên cứu. MH nghiên cứu trồng rừng nhiều tầng hỗn loài giữa cây gỗ và cây họ đậu ở Malaysia trên 3 đối tượng: RTN, rừng Keo TT và rừng Tếch đã được đánh giá là có hiệu quả cao.[49]

Thứ hai là giải quyết thu nhập, đa số người dân tham gia trồng rừng có chất lượng cuộc sống thấp mà trước hết là thu nhập bấp bênh, độ rủi ro cao. Vì vậy, TRSX phải quan tâm trước hết là nâng cao mức sống cho người dân. Trong thời gian đầu nhà nước phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để đảm bảo ổn định cuộc sống cho họ. Đây là vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo Bradford R Phillíp (2002) ở Fuiji người ta đã nghiên cứu trồng một số loại Tre, Luồng trên đồi vừa để bảo vệ đất và tạo thu nhập phát triển kinh tế cho 119 hộ gia đình nghèo [50]; Ở Indonesia người ta đã áp dụng phương thức nông lâm kết hợp với cây Tếch… Đây là

một trong những hướng đi phù hợp với vùng đồi ở một số nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Thứ ba là thị trường tiêu thụ. Các sản phẩm rừng trồng phải phục vụ được mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của người dân, phương thức canh tác phải gắn với kiến thức bản địa để người dân dễ áp dụng. Vấn đề này nghiên cứu của Ianuskow K (1996) cho biết cần phải giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các khu rừng trồng kinh tế, trong đó cần có kế hoạch xây dựng và phát triển các nhà máy chế biến lâm sản với các qui mô khác nhau trên cơ sở áp dụng các công cụ chính sách đòn bẩy để thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng. Theo Thom R Waggener (2000) để phát triển trồng rừng theo hướng sản xuất hàng hóa với HQKT cao không chỉ đòi hỏi phải có sự đầu tư tập trung về kinh tế kỹ thuật mà còn phải nghiên cứu làm sáng tỏ hàng loạt vấn đề có liên quan đến chính sách và thị trường. Theo quan điểm thị trường, nhà kinh tế lâm nghiệp cho rằng thị trường sẽ trả lời câu hỏi sản xuất cái gì, cho ai? Khi thị trường có nhu cầu và lợi ích của người sản xuất được bảo đảm thì động cơ lợi nhuận và thu nhập sẽ thôi thúc họ tăng đầu tư mở rộng qui mô sản xuất và thâm canh cao tạo sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều cho xã hội [9].

Thứ tư là cần xã hội hoá TRSX, chẳng hạn ở Trung Quốc đã thực hiện xã hội hóa, tư nhân hóa về phát triển rừng, có chính sách khuyến khích tư nhân phát triển trồng rừng bằng cách:

+ Tư nhân hóa rừng và đất rừng.

+ Tư nhân được phép ký hợp đồng thuê đất của Nhà nước. + Giảm thuế đánh vào lâm sản.

+ Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng.

+ Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa các Công ty với người dân để phát triển trồng rừng.

Theo nghiên cứu của một số tác giả ở Thái Lan, Indonesia cho biết hiện nay ở các nước Đông Nam Á có 3 vấn đề quan trọng cần được xem xét để khuyến khích để người dân tham gia trồng rừng là:

+ Qui định rõ ràng về đối tượng hưởng lợi từ rừng trồng. + Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.

Đây cũng là vấn đề cần giải quyết để thu hút nguồn vốn tư nhân và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển RSX ở các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.[27].

1.4.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước

1.4.2.1. Tỉnh Vĩnh Phúc: i) Chú trọng đặc biệt đến công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của rừng. Công tác tuyên truyền được đưa vào buổi học ngoại khóa của các trường học trong khu vực có đất lâm nghiệp; vai trò nòng cốt trong tuyên truyền là cựu chiến binh, lực lượng kiểm lâm từ đó nâng cao chất lượng xã hội hóa công tác trồng và bảo vệ rừng; ii) Thực hiện công tác giao đất giao rừng sớm cho dân, ngay từ năm 1998 tất cả rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có chủ; (iii) Tỉnh trích ngân sách hỗ trợ kỹ thuật, cây giống cho các đơn vị, cá nhân làm nghề trồng rừng, tất cả các thành phần tham gia trồng rừng đều được giúp đỡ và đối xử bình đẳng như nhau.[58]

1.4.2.2. Tỉnh Tuyên Quang: Tỉnh ban hành cơ chế trồng rừng liên doanh giữa Lâm trường với các hộ dân theo phương châm “ các bên cùng có lợi” khuyến khích nông dân xóa bỏ vườn tạp, rừng tạp tập trung đất góp vào lâm trường để TRSX; lập vườn ươm để sản xuất cây giống ngay cạnh hiện trường trồng rừng cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng vừa đảm bảo chất lượng cây giống đảm bảo tỷ lệ sống cao vừa hạ giá, tiết kiệm chi phí đầu tư trên một đơn vị diện tích trồng mới; tỉnh có cơ chế cho vay vốn nhàn rỗi để sản xuất cây giống TRSX theo cơ chế liên doanh; có kế hoạch tổ chức khai thác rừng hợp lý theo quy hoạch đưa lại thu nhập cao, ổn định từ rừng.[58]

1.4.2.3. Tỉnh Bắc Cạn: Thực hiện thu hút đầu tư TRSX bằng cách: (i). Cho doanh nghiệp thuê đất để trồng rừng đối với các diện tích đất chưa giao cho ai quản lý; (ii). Cho doanh nghiệp liên kết với dân để trồng rừng; (iii). Cho doanh nghiệp mua đất của dân để trồng rừng; Trong đó khuyến khích thực hiện phương án (i) và (ii). Bên cạnh đó tỉnh cũng tích cực tháo gỡ các khó khăn vướng mắc bằng cách: (i). Khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến gỗ; (ii) Xúc tiến phê duyệt qui hoạch lâm

nghiệp và ban hành qui chế khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp; (iii). Tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý chất lượng giống.[2]

1.4.2.4. Kinh nghiệm từ triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình là tỉnh đi đầu trong công tác hỗ trợ khuyến khích người dân trồng rừng kinh tế. Là tỉnh nghèo, ngân sách TW cân đối hỗ trợ trên 50% nhưng từ năm 2000 tỉnh đã có đề án trích ngân sách tỉnh hỗ trợ cây giống cho người dân trồng rừng kinh tế, đây là chính sách hợp lòng dân được người dân tích cực hưởng ứng, và phong trào TRSX cũng bắt nguồn từ đó. Từ MH hỗ trợ cây giống cho người dân trồng rừng, Quảng Bình đã đề xuất với Chính phủ cho phép tỉnh được trích ngân sách từ nguồn vốn Dự án 661 để hỗ trợ cho các địa phương TRSX. Qua khảo sát thấy rằng MH này đưa lại hiệu quả cao nên Chính phủ đã đồng ý và cho áp dụng trên toàn quốc.

Thực hiện MH này, hàng năm tỉnh trích ngân sách hỗ trợ cho 2 công ty Lâm nghiệp trên địa bàn để sản xuất và cung ứng cây giống cho các địa phương trồng rừng kinh tế. Trong quá trình sản xuất các địa phương phối hợp với Chi cục PTLN tỉnh kiểm tra tiến độ sản xuất, số lượng và chất lượng cây giống tại các cơ sở sản xuất giống của 2 công ty. Đến mùa trồng rừng, UBND các huyện báo cáo thời gian, địa điểm, số lượng cây giống trồng rừng cho 2 công ty để chủ động cung ứng giống kịp thời, đúng địa điểm và tiến độ theo yêu cầu. Các hộ được hỗ trợ cây giống phải có diện tích trồng rừng tập trung đạt từ 0,3-0,5 ha/hộ trở lên. Ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ cây giống cho dân trồng phân tán, cải tạo rừng cục bộ theo đám, trồng cây phòng hộ dọc các tuyến đường giao thông làng xã. Người dân có quyền khai thác khi đến tuổi thành thục công nghệ.

Cho đến nay ở Quảng Bình đã áp dụng khá thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật về TRSX, ở một số vùng, nơi có điều kiện về kinh tế người dân đã quan tâm đầu tư theo hướng thâm canh, sử dụng giống của các vườm ươm được cấp chứng nhận sản xuất giống. Chi cục PTLN tỉnh đang khuyến cáo người dân sử dụng giống cây Keo lai hom (LH) để trồng rừng với mục đích rút ngắn thời gian thu hoạch, cho năng suất cao, sản lượng cao cung cấp sản phẩm cho nhà máy dăm giấy.

Trên thế giới các công trình nghiên cứu được triển khai tương đối toàn diện và có qui mô lớn trên tất cả các lĩnh vực từ kỹ thuật cho đến KTXH… Ở nước ta, việc nghiên cứu phát triển TRSX mới thực sự được quan tâm chú ý trong những năm gần đây, nhất là khi có chủ trương qui hoạch các nhà máy chế biến gỗ, nhà máy giấy và các khu công nghiệp lớn. Các công trình nghiên cứu tập trung vào việc chọn tạo các giống mới có năng suất, chất lượng cao, các biện pháp kỹ thuật gây trồng, điều kiện lập địa và cơ chế chính sách quản lý.

Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào chính sách phục vụ các chương trình, dự án quốc gia như Chương trình 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng nói chung ( kể cả RPH, đặc dụng và RSX). Chưa có nghiên cứu đánh giá chuyên đề về thị trường, đánh giá HQKT TRSX cũng như việc khảo sát đánh giá độc lập về thực trạng TRSX ở các địa phương trong cả nước. Một số dự án ODA tại Quảng Bình như dự án Phân cấp giảm nghèo (DPPR); Dự án giảm nghèo Miền Trung (ADB) có hỗ trợ cho một số nghiên cứu phát triển kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa, khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân tham gia sản xuất cung ứng giống cho TRSX. Gần đây có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuấn về nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở qui mô hộ gia đình huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế… Riêng việc nghiên cứu về HQKT và nâng cao HQKT TRSX ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thì cho đến nay vẫn chưa có ai thực hiện. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu.

Chương 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HQKT TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN LỆ THUỶ, TỈNH QUẢNG BÌNH

TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện Lệ Thủy về phía Nam của tỉnh Quảng Bình, giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16o55’ đến 17o22’ vĩ độ Bắc và 106o25’ đến 106o59’độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh; Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị với địa giới hành chính dài 75 km; Phía Tây giáp tỉnh Savannakhet của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 42,8 km; Phía Đông giáp với Biển Đông, có đường bờ biển dài hơn 30 km. Với diện tích đất tự nhiên 141.413 ha; dân số trung bình năm 2007 là 146.576 người. Chiếm 17,5% diện tích đất tự nhiên và 17,1% dân số toàn tỉnh; mật độ dân số 103,6 người/km2. Toàn huyện có 28 xã, thị trấn; trong đó có 13 xã đặc biệt khó khăn gồm 5 xã miền núi vùng cao và 8 xã vùng bãi ngang, ven biển.

2.1.1.2. Địa hình: Huyện Lệ thủy có 4 dạng địa hình chính như sau:

- Vùng núi: Nằm về phía Tây, một phần của dãy Trường Sơn chiếm khoảng 25% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Phần lớn diện tích rừng và đất RTN, rừng trồng và vùng cao su của huyện tập trung ở vùng này.

Điều đáng quan tâm ở vùng địa hình này là khu vực giáp ranh giữa vùng núi và vùng đồi, chiếm diện tích lớn nhất ở vùng núi. Tiểu vùng này tập trung phần lớn ở các xã vùng núi của huyện như: Trường Thủy, Kim Thủy, Lâm Thủy, một phần của xã Ngân Thủy. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là lúa nương, màu, cây ăn quả và TRSX. Hình thức du canh du cư không phổ biến nhưng trình độ thâm canh còn thấp.

- Vùng gò đồi: Tiếp giáp với vùng núi là vùng gò đồi có dạng bát úp, chạy dài theo hướng Bắc Nam với độ cao 20-50m. có dạng hình chử U đáy quay về phía Nam, gồm các dãy đồi thấp dọc đường HCM, đường 16 chạy qua địa phận các xã Hoa Thủy, Sơn thủy, Thị trấn Nông trường Lệ Ninh, Phú thủy, Mai Thủy, Văn thủy, Thái Thủy, Dương thủy, Sen Thủy và các đồi cát ven quốc lộ 1A. Phần lớn là đồi đất, đất đá lẫn có nhiều cây bụi, có một số đồi đất đỏ Bazan thích hợp với trồng cao su, tiêu, dứa, sắn... Diện tích vùng gò đồi chiếm khoảng 50-55% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, thích hợp với một số loại cây lâm nghiệp TRSX như: Keo các loại, thông nhựa, tràm hoa vàng... Hơn 2/3 diện tích TRSX của huyện thuộc vào vùng này. Có thể nói đây là một vùng đất có tiềm năng để phát triển TRSX của huyện.

- Vùng đồng bằng: Đồng bằng nằm kẹp giữa vùng gò đồi và vùng cát ven biển, có chiều rộng trung bình 7-10km chạy dài từ Bắc đến phía Nam huyện. Đây là vùng địa hình thấp, bằng phẳng có độ cao từ 10m trở xuống, diện tích vùng này khoảng 20.500 ha. Đây là vùng trọng điểm lúa của huyện và của tỉnh.

- Vùng cát ven biển: Vùng này có độ rộng bình quân 3.500-5.000m. Đồi cát cao trung bình từ 10- 30 m, có nơi cao đến 50m. Đây là vùng cát lớn nhất tỉnh, vùng này chiếm khoảng 20-25% diện tích tự nhiên của huyện. Hầu hết là các đồi cát trắng, độ dốc có những nơi đạt đến 600; cấu tạo liên kết rời rạc và thường xuyên bị ảnh hưởng trực tiếp của gió bão nên tình trạng cát bay, cát chảy, bồi lấp nhà cửa và đất canh tác ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Thế mạnh của tiểu vùng này là phát triển chăn nuôi đại gia súc và TRSX, phát triển kinh tế trang trại.

2.1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng: Huyện Lệ thủy có trên 20 loại đất khác nhau thuộc 4 nhóm chính như sau:

- Nhóm đất feralit đỏ vàng có 86.921ha, chiếm 61.62% diện tích, nghèo dinh dưỡng, tập trung ở vùng núi phía Tây và Tây Bắc của huyện. Phân bố tập trung ở vùng gò đồi, thảm thực vật chủ yếu là sim, mua. Đặc điểm của nhóm này là tầng đất mỏng lẫn nhiều đá, kết von do xói mòn và rữa trôi mạnh nên nghèo dinh dưỡng. Đây là loại đất xấu nhất, ít thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đất này hiện nay đang phát triển trồng cây lâm nghiệp, TRSX.

- Nhóm đất Feralit xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 10.147 ha, rất nghèo dinh dưỡng, trong đó có khoảng 2000 ha đất có tầng dày lớn có thể trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, số còn lại chỉ có thể trồng rừng.

- Nhóm đất phù sa: Có diện tích: 15.333 ha, chiếm 10,87% diện tích; chủ yếu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 30)