Kinh nghiệ mở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 32 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.2.Kinh nghiệ mở một số địa phương trong nước

1.4.2.1. Tỉnh Vĩnh Phúc: i) Chú trọng đặc biệt đến công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của rừng. Công tác tuyên truyền được đưa vào buổi học ngoại khóa của các trường học trong khu vực có đất lâm nghiệp; vai trò nòng cốt trong tuyên truyền là cựu chiến binh, lực lượng kiểm lâm từ đó nâng cao chất lượng xã hội hóa công tác trồng và bảo vệ rừng; ii) Thực hiện công tác giao đất giao rừng sớm cho dân, ngay từ năm 1998 tất cả rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có chủ; (iii) Tỉnh trích ngân sách hỗ trợ kỹ thuật, cây giống cho các đơn vị, cá nhân làm nghề trồng rừng, tất cả các thành phần tham gia trồng rừng đều được giúp đỡ và đối xử bình đẳng như nhau.[58]

1.4.2.2. Tỉnh Tuyên Quang: Tỉnh ban hành cơ chế trồng rừng liên doanh giữa Lâm trường với các hộ dân theo phương châm “ các bên cùng có lợi” khuyến khích nông dân xóa bỏ vườn tạp, rừng tạp tập trung đất góp vào lâm trường để TRSX; lập vườn ươm để sản xuất cây giống ngay cạnh hiện trường trồng rừng cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng vừa đảm bảo chất lượng cây giống đảm bảo tỷ lệ sống cao vừa hạ giá, tiết kiệm chi phí đầu tư trên một đơn vị diện tích trồng mới; tỉnh có cơ chế cho vay vốn nhàn rỗi để sản xuất cây giống TRSX theo cơ chế liên doanh; có kế hoạch tổ chức khai thác rừng hợp lý theo quy hoạch đưa lại thu nhập cao, ổn định từ rừng.[58]

1.4.2.3. Tỉnh Bắc Cạn: Thực hiện thu hút đầu tư TRSX bằng cách: (i). Cho doanh nghiệp thuê đất để trồng rừng đối với các diện tích đất chưa giao cho ai quản lý; (ii). Cho doanh nghiệp liên kết với dân để trồng rừng; (iii). Cho doanh nghiệp mua đất của dân để trồng rừng; Trong đó khuyến khích thực hiện phương án (i) và (ii). Bên cạnh đó tỉnh cũng tích cực tháo gỡ các khó khăn vướng mắc bằng cách: (i). Khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến gỗ; (ii) Xúc tiến phê duyệt qui hoạch lâm

nghiệp và ban hành qui chế khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp; (iii). Tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý chất lượng giống.[2]

1.4.2.4. Kinh nghiệm từ triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình là tỉnh đi đầu trong công tác hỗ trợ khuyến khích người dân trồng rừng kinh tế. Là tỉnh nghèo, ngân sách TW cân đối hỗ trợ trên 50% nhưng từ năm 2000 tỉnh đã có đề án trích ngân sách tỉnh hỗ trợ cây giống cho người dân trồng rừng kinh tế, đây là chính sách hợp lòng dân được người dân tích cực hưởng ứng, và phong trào TRSX cũng bắt nguồn từ đó. Từ MH hỗ trợ cây giống cho người dân trồng rừng, Quảng Bình đã đề xuất với Chính phủ cho phép tỉnh được trích ngân sách từ nguồn vốn Dự án 661 để hỗ trợ cho các địa phương TRSX. Qua khảo sát thấy rằng MH này đưa lại hiệu quả cao nên Chính phủ đã đồng ý và cho áp dụng trên toàn quốc.

Thực hiện MH này, hàng năm tỉnh trích ngân sách hỗ trợ cho 2 công ty Lâm nghiệp trên địa bàn để sản xuất và cung ứng cây giống cho các địa phương trồng rừng kinh tế. Trong quá trình sản xuất các địa phương phối hợp với Chi cục PTLN tỉnh kiểm tra tiến độ sản xuất, số lượng và chất lượng cây giống tại các cơ sở sản xuất giống của 2 công ty. Đến mùa trồng rừng, UBND các huyện báo cáo thời gian, địa điểm, số lượng cây giống trồng rừng cho 2 công ty để chủ động cung ứng giống kịp thời, đúng địa điểm và tiến độ theo yêu cầu. Các hộ được hỗ trợ cây giống phải có diện tích trồng rừng tập trung đạt từ 0,3-0,5 ha/hộ trở lên. Ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ cây giống cho dân trồng phân tán, cải tạo rừng cục bộ theo đám, trồng cây phòng hộ dọc các tuyến đường giao thông làng xã. Người dân có quyền khai thác khi đến tuổi thành thục công nghệ.

Cho đến nay ở Quảng Bình đã áp dụng khá thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật về TRSX, ở một số vùng, nơi có điều kiện về kinh tế người dân đã quan tâm đầu tư theo hướng thâm canh, sử dụng giống của các vườm ươm được cấp chứng nhận sản xuất giống. Chi cục PTLN tỉnh đang khuyến cáo người dân sử dụng giống cây Keo lai hom (LH) để trồng rừng với mục đích rút ngắn thời gian thu hoạch, cho năng suất cao, sản lượng cao cung cấp sản phẩm cho nhà máy dăm giấy.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 32 - 33)