Phát huy sức mạnh tổng hợp của đội ngũ nhân viên nông vụ.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ (Trang 73 - 77)

4.4 . HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU NGUYÊN LIỆU

4.4.1 Định hướng trồng và thu hoạch theo tháng của các vùng nguyên liệu tại Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế

* Quy hoạch phát triển và quản lý diện tích vùng nguyên liệu thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm: Để có nguồn nguyên liệu thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10, phải phát triển diện tích vùng nguyên liệu trồng từ tháng 10 đến tháng 11. Diện tích trồng được tại vùng nguyên liệu từ tháng 10 đến tháng 11 là các vùng sau: Vùng đất cát huyện Phong Điền, vùng nguyên liệu xã Thượng Long, Thượng Quảng huyện Nam Đông và vùng nguyên liệu xã Hồng Thuỷ huyện A Lưới. Tổng nhu cầu nguyên liệu trong 3 tháng này bình quân khoảng 27.000 tấn, ước diện tích khoảng 1.600 ha.

* Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau: Để có nguồn nguyên liệu thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau khoảng 27.000 tấn. Nhà máy cần quản lý diện tích vùng nguyên liệu cần thiết là 1.600 ha trồng từ tháng 12 đến tháng 1.

* Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm: Để có diện tích thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 4, Nhà máy cần phát triển diện tích vùng nguyên liệu trồng từ tháng 3 đến tháng 5 hằng. Diện tích phát triển và quản lý bình quân khoảng 1.600 ha. Căn cứ vào thời tiết khí hậu của các tiểu vùng, thời tiết thuận lợi để phát triển diện tích từ tháng 3 đến tháng 5 gồm vùng nguyên liệu bán sơn địa Hương Trà và huyện A Lưới.

4.4.2 Định giá thu mua linh hoạt từng vùng nguyên liệu, phù hợp với các hình thức thu mua khác nhau thức thu mua khác nhau

4.4.2.1 Chính sách giá bảo hiểm sản xuất nguyên liệu sắn

Để đảm bảo phát triển bền vững vùng nguyên liệu theo quy hoạch trồng và thu hoạch theo kế hoạch sản xuất của Nhà máy và đảm bảo hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng sắn. Nhà máy cần thực hiện các chính sách giá thu mua như sau:

Chính sách giá bảo hiểm tính riêng cho các vùng nguyên liệu khuyến khích thu hoạch vào tháng 8 đến tháng 10. Để có diện tích thu hoạch trong tháng 8 đến tháng 10, nông hộ phải trồng vào tháng 10 và tháng 11 hằng năm, tại thời điểm này thời tiết lạnh dễ bị thối giống và tỷ lệ nảy mầm thấp, đồng thời vào thời điểm thu hoạch thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ bão. Vì vậy, Nhà máy xác định chính sách giá bảo hiểm phải tính thêm rủi ro lớn khi tham gia trồng sắn nguyên liệu trong những tháng này.

Chính sách giá bảo hiểm bình quân toàn vùng nguyên liệu được áp dụng cho các vùng nguyên liệu thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 1.

Chính sách giá bảo hiểm tính riêng cho các vùng khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm. Đây là thời điểm trồng sắn gặp nhiều rủi ro về hạn hán, nắng nóng sắn kém phát triển có thể chết hoặc cho năng suất thấp.Vì vậy, Nhà máy xác định chính sách giá bảo hiểm phải tính thêm rủi ro khi tham gia trồng sắn nguyên liệu trong những tháng này.

Giá bảo hiểm: Được hiểu là giá tối thiểu mà Nhà máy đảm bảo thu mua toàn bộ nguyên liệu sắn sản xuất của nông hộ nếu giá thị trường có biến động quá thấp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng bao tiêu với nông hộ sản xuất sắn, Nhà máy đưa ra mức giá bảo hiểm quá thấp so với giá thành sản xuất sắn và giá mua bán trên thị trường. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả sản xuất sắn ổn định cho người sản xuất sắn, Nhà máy xác định mức giá bảo hiểm bình quân như sau:

Giá bảo hiểm bình quân (mua tại Nhà máy) = Giá thành sản xuất sắn tại vùng nguyên liệu + Cước vận chuyển bình quân từ vùng nguyên liệu đến Nhà máy + Chi phí bốc xếp lên xuống hai đầu.

4.4.2.2. Định giá thu mua nguyên liệu

Giá thu mua tại Nhà máy: Nằm trong khoảng từ mức giá thu mua tối thiểu và mức giá mua nguyên liệu tại điểm hoà vốn bán hàng. Đồng thời căn cứ giá thị trường để định giá mua thích hợp tại từng thời điểm.

Định giá thu mua tại vùng nguyên liệu: Căn cứ vào giá niêm yết thu mua tại Nhà máy, và cự ly vận chuyển bình quân từ Nhà máy đến từng trung tâm vùng

nguyên liệu cụ thể để xác định giá thu mua bình quân. Giá thu mua tại vùng nguyên liệu bằng giá thu mua tại Nhà máy trừ cước vận chuyển bình quân vận chuyển bình quân từ vùng nguyên liệu đến Nhà máy.

Vì vậy, để linh hoạt trong thu mua đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đa dạng của nông hộ sản xuất sắn tại vùng nguyên liệu, đối với hình thức thu mua khác nhau căn cứ vào giá thu mua nguyên liệu tại Nhà máy để định giá thu mua hợp lý. Hình thức thu mua tại vùng nguyên liệu có các hình thức sau: Hoặc bốc lên xe hoặc mua tại ruộng (rẫy) chưa thu hoạch. Đối với các hình thức thu mua như vậy, Nhà máy thông báo các bảng giá thu mua khác nhau để nhân viên nông vụ tổ chức thực hiện thu mua có hiệu quả hơn. Mỗi hình thức phát sinh thêm một khoản chi phí, vì vậy tuỳ theo mỗi thời điểm sẽ điều chỉnh các bảng giá phù hợp với điều kiện thực tế tại thị trường.

4.4.2.3. Chính sách giá theo thời vụ

Căn cứ vào quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trái vụ và vùng nguyên liệu chính vụ, Nhà máy cần xây dựng chính sách giá theo thời vụ:

Giá thu mua đầu vụ: Từ tháng 8 đến tháng 9, đây là thời điểm thu hoạch sắn ở các vùng thấp trũng có khả năng chịu ảnh hưởng của lũ. Vì vậy chất lượng nguyên liệu không cao và nông hộ thường chờ đến khi có lũ mới thu hoạch, (thường lũ vào tháng 10). Trong lúc tháng 10 thời điểm vùng nguyên liệu vào chính vụ sản lượng thu hoạch lớn vượt quá công suất hoạt động của Nhà máy. Tại thời điểm này, thu mua sắn khô của các đại lý hoạt động mạnh, yêu cầu chất lượng sản phẩm đơn giản. Vì vậy chính sách giá thu mua đầu vụ đinh giá theo trọng lượng (không tính chữ bột) nhằm cạnh tranh với giá mua nguyên liệu sắn khô và nhanh chóng thu hoạch hết diện tích vùng nguyên liệu chạy lũ, để hạn chế thừa nguyên liệu cục bộ vào tháng 10 hằng năm.

Giá thu mua chính vụ: Giai đoạn này sắn có chất lượng tốt và sản lượng lớn, Nhà máy định giá thu mua theo chất lượng (độ bộ) để mua nguyên liệu có chất lượng cao.

Giá thu mua cuối vụ: Từ tháng 2 đến tháng 4, cũng giống như giai đoạn đầu vụ, Nhà máy định giá thu mua nguyên liệu theo trọng lượng (mua xô), không tính đến

độ bộ của sắn, nhằm khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu trái vụ cho những năm tới.

4.4.3. Tăng cường công tác khuyến nông, xây mô hình điểm về trồng sắn có năng suất và chất lượng cao, thử nghiệm giống mới và tuyển chọn giống có năng suất và chất lượng cao, thử nghiệm giống mới và tuyển chọn giống có năng suất cao

4.4.3.1. Thử nghiệm và tuyển chọn giống mới

Với những đặc điểm về thời tiết khí hậu và đặc điểm thời gian thu hoạch tại vùng nguyên liệu Thừa Thiên Huế khác nhau, tuỳ theo đặc điểm từng vùng để tuyển chọn thử nghiệm giống mới phù hợp.

Giai đoạn thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10 là giai đoạn thu hoạch tránh lũ, thời gian sinh trưởng ngắn, trong giai đoạn này tuyển chọn nhiều giống sắn có thời gian thu hoạch ngắn, chịu rét tốt mà vẫn đảm bảo năng suất.

Giai đoạn trồng và thu hoạch chính vụ từ tháng 11 đến tháng 1 hằng năm: Thường xuyên tuyển chọn những giống sắn mới trồng thử nghiệm với thời gian sinh trưởng dài từ 10 đến 12 tháng cho năng suất và chất lượng cao.

Giai đoạn thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 4: Cập nhật thường xuyên những giống sắn chịu hạn tốt, thời gian sinh trưởng và phát triển dài từ 11 đến 12 tháng.

Tương ứng mỗi giai đoạn tuyển chọn và thử nghiệm những loại giống khác nhau nhằm tìm ra giống có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thời tiết khí hậu ở vùng nguyên liệu Thừa Thiên Huế.

4.4.3.2 Xây dựng mô hình điểm vùng nguyên liệu có năng suất và chất lượng cao

Vùng nguyên liệu trồng sắn tại tỉnh Thừa Thiên Huế canh tác dưới hai hình thức chủ yếu là thâm canh và xen canh. Tương ứng mỗi hình thức canh tác xây dựng những mô hình điểm trồng sắn nguyên liệu có năng suất và chất lượng cao để phát triển và nhân rộng ra toàn vùng nguyên liệu Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w