PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC (SWOT)

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ (Trang 67 - 69)

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU SẮN

4.3. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC (SWOT)

(SWOT)

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động thu mua nguyên liệu sắn tươi và khả năng cạnh tranh của Nhà máy ở phân trên, chúng ta có thể đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy cơ của Nhà máy và phân tích ma trận SWOT như sau:

4.3.1. Điểm mạnh

- Nguồn tiêu thụ ổn định với số lượng lớn, công suất hoạt động của Nhà máy lớn, hoạt động ổn định, đáp ứng được khả năng tiêu thụ nguyên liệu sắn vào chính vụ thu hoạch.

- Đội ngũ Nhà cung ứng sắn tươi nhiều, đáp ứng được công tác thu mua nguyên liệu sắn ở các vùng nguyên liệu nhỏ lẻ.

- Nguồn tài chính mạnh, đáp ứng khả năng thanh toán sau khi giao hàng cho tất cả các khách hàng.

- Dây chuyền sản xuất tiên tiến, sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu nhiều nước.

- Số lượng nhân viên kỹ thuật, thương mại nhiều, có kiến thức chuyên môn, đào tạo bài bản.

4.3.2. Điểm yếu

- Kênh thông tin đến người sản xuất còn yếu, phần lớn nông hộ sản xuất sắn nắm thông tin thu mua quan kênh trung gian.

- Diện tích vùng nguyên liệu tăng trưởng qua mỗi vụ, song chưa phát triển được diện tích thu hoạch vào tháng 8, tháng 3, tháng 4 và tháng 5.

- . Giá thu mua của Nhà máy trên toàn vùng nguyên liệu trồng sắn có sức cạnh tranh yếu so với các đối thủ cạnh tranh khác là các lò bột lọc và sắn khô. Nguyên nhân chỉ có một hình thức thu mua tại Nhà máy ở Phong Điền, trong lúc hình thức thu mua của các lò bột lọc và các đại lý gom sắn khô hoặc tại nhà nông hộ hoặc tại các điểm gom gần nhất hoặc tại ruộng.

- Khách hàng chưa trung thành, mối quan hệ mua bán giữa Nhà máy với các Nhà cung ứng cũng như nông hộ trực tiếp sản xuất sắn chưa thật sự gắn bó chặt chẽ với nhau. - Nhà máy chưa chú trọng đến công tác thử nghiệm giống mới và xúc tiến mạnh công tác khuyến nông. Nông hộ sản xuất sắn trồng và chăm bón theo kinh nghiệm, chú trọng nhiều đến trọng lượng, chưa quan tâm đến chất lượng, tiêu thụ với giá thấp ảnh hưởng đến hiệu quả của người sản xuất.

- Nguyên liệu sắn tươi thu hoạch xong không lưu kho quá 3 ngày kể từ khi thu hoạch đến khi đưa vào sản xuất. Để quá thời gian trên chất lượng nguyên liệu giảm (độ bột giảm), trọng lượng giảm. Với vùng nguyên liệu phát triển manh mún, nhỏ lẻ là yếu điểm khi tổ chức thu mua nhiều điểm từ vùng nguyên liệu.

4.3.3. Cơ hội

- Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, mạng lưới giao thông mở rộng đến các vùng sâu, vùng xa thuận lợi trong việc phát triển diện tích vùng nguyên liệu và lưu thông hàng hoá từ vùng này sang vùng khác. Quỹ đất chưa khai thác hết tại vùng nguyên liệu Phong Điền, Hương Trà và A Lưới là rất lớn. Đặc biệt vùng nguyên liệu A Lưới có thể tổ chức thu hoạch tập trung theo xã và tận thu hết sản phẩm sắn sản xuất của nông hộ.

- Kỹ thuật trồng xen giữa sắn với các loại cây ngắn ngày, cây dài ngày khác được nhiều nông hộ sản xuất sắn tại tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng và mô hình đang được nhân rộng trên địa bàn là cơ hội để phát triển diện tích vùng nguyên liệu sắn.

- Giá đầu ra tinh bột sắn ổn định và có xu hướng tăng cao là cơ hội thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu đầu vào.

- Tiểu vùng khí hậu A Lưới và 3 xã vùng núi huyện Hương Trà là Bình Điền, Hương Bình, Hồng Tiến có thể phát triển được diện tích trồng sắn từ tháng 4 đên tháng 5.

- Ngày càng có nhiều loại giống sắn mới với chất lượng bột cao và thời gian thu hoạch ngắn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w