Thị phần thu mua nguyên liệu từ vụ thu hoạch 8/2005 đến 4/

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ (Trang 35 - 36)

THỰC TRẠNG VÙNG NGUYÊN LIỆU VÀ CHÍNH SÁCH THU MUA SẮN

3.1.6.1Thị phần thu mua nguyên liệu từ vụ thu hoạch 8/2005 đến 4/

Bảng 9: Thị phần thu mua nguyên liệu của Nhà máy

TT Khoản mục ĐVT Vụ 05- 06 Vụ 06- 07 Vụ 07- 08

1 Diện tích trồng sắn ha 2.900 3.520 4.070

2 Năng suất bình quân tấn/ha 16 17 17

3 Tổng sản lượng tấn 46.400 59.840 69.190

4 Nhà máy thu mua tấn 27.538 39.074 37.230

5 Thị phần % 59 65 54

Nguồn: Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế.

Tổng sản lượng nguyên liệu sắn tươi vụ 2005 - 2006 ước đạt khoảng 46.400 tấn, trong đó Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế mua được 27.538 tấn chiếm 59% thị phần. Sản lượng nguyên liệu còn lại 41% nông hộ trồng sắn tiêu thụ qua các nguồn sắn khô, làm bột lọc và làm thức ăn gia súc. Trong đó tiêu thụ sắn khô tập trung tại vùng nguyên liệu huyện Hương Trà, làm bột lọc tại huyện Phú Lộc và làm thức ăn gia súc tập trung tại huyện Phú Vang.

Đến vụ thu hoạch 2006 - 2007, tổng sản lượng nguyên liệu sắn tươi tại tỉnh Thừa Thiên Huế ước đạt 57.290 tấn, tăng 23% so với vụ trước. Thị phần nguyên liệu thu mua của Nhà máy chiếm 65% đạt 39.074 tấn nguyên liệu sắn tươi. Sản lượng nguyên liệu còn lại 35% nông hộ trồng sắn tiêu thụ chủ yếu qua các nguồn sắn khô và làm bột lọc. Tiêu thụ sắn khô tập trung tại vùng bán sơn địa Hương Trà và vùng đất cát nội đồng huyện Phong Điền. Chất lượng và năng suất thu hoạch tiêu thụ sắn khô kém, do phải thu hoạch sớm để tránh lũ và diện tích nhỏ lẻ, phân tán. Khác với tiêu thụ sắn khô, tiêu thụ làm bột lọc thường sử dụng sắn có chất lượng tốt và chủ yếu là từ nguồn sắn thuộc hai huyện Phú Lộc và Nam Đông.

Tổng sản lượng thu hoạch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vụ 2007 - 2008 ước đạt khoảng 69.190 tấn, tăng 15,6% so với vụ trước. Nhà máy chỉ thu mua được 37.230 tấn, chiếm 54% thị phần thu mua sắn tươi. Nguyên nhân chính là vào tháng 9

và tháng 10 năm 2007 vùng nguyên liệu chịu ảnh hưởng của lũ lụt với cường độ lớn, nguồn nguyên liệu thu hoạch tập trung, công suất Nhà máy chỉ tiêu thụ tối đa 350 tấn/ngày, gây ra tình trạng thừa nguyên liệu cục bộ trong tháng 9 và tháng 10 năm 2007. Thứ 2 là giá sắn khô trên thị trường năm 2007 rất cao làm cho vùng nguyên liệu bán sơn địa Hương Trà và huyện Phong Điền chuyển sang tiêu thụ sắn khô với sản lượng lớn.

Qua 3 vụ thu mua trên, thị phần mua nguyên liệu sắn tươi của Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế vẫn chiếm ở mức thấp, vụ 2007 - 2008, thị phần nguyên liệu chỉ chiếm được 54% giảm hơn so với 2 vụ trước.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ (Trang 35 - 36)