THỰC TRẠNG VÙNG NGUYÊN LIỆU VÀ CHÍNH SÁCH THU MUA SẮN
3.4.2.3 Chính sách thu mua với Nhà cung ứng
* Trợ cước vận chuyển
Vụ 2006 - 2007, Nhà máy có đưa ra chính sách trợ cước vận chuyển cho vùng Phú Lộc và Hương Thuỷ. Cự ly vận chuyển bình quân đến Nhà máy của 2 vùng này là 70 km với mức hỗ trợ là 20 đồng/kg. Mục đích của trợ cước vận chuyển này là cạnh tranh với giá thu mua của các lò bột lọc tại các vùng nguyên liệu Phú Lộc và hương Thuỷ.
Nhược điểm của chính sách này là việc xác định nguồn gốc sắn của các địa phương rất khó khăn. Nhân viên nông vụ phụ trách địa bàn không thể nắm chính xác nguồn gốc thu mua của từng Nhà cung ứng vì thế khi thực hiện chính sách này ảnh
hưởng rất lớn đến các vùng khác. Đặc biệt là khi sản lượng có trợ cước vận chuyển đi ngang qua các vùng không có trợ cước vận chuyển làm lẫn lộn hoặc các Nhà cung ứng cố tình trộn lẫn giữ hai nguồn này. Vì vậy, khi tổ chức được một thời gian ngắn thì dừng, do chưa kiểm soát được nguồn gốc sản phẩm cung ứng.
Ưu điểm của chính sách này tạo được một mức giá hợp lý giữa các vùng nguyên liệu. Đảm bảo được hiệu quả sản xuất và kinh doanh sắn tươi trên toàn vùng nguyên liệu của người sản xuất và người trung gian tiêu thụ. Đồng thời đảm bảo được năng lực canh tranh về giá với các đối thủ cạnh tranh khác tại các vùng nguyên liệu ở xa.
Kết quả khảo sát 62 Nhà cung ứng, có 35% nhà cung ứng có khó khăn trong quá trình thuê xe vận chuyển hàng đến nhà máy. Trong đó nhóm tiêu thụ tại Nhà máy có đến 46,4%, nhóm tiêu thụ cả nhà máy lẫn nguồn khác chỉ có 26,5%. Kiểm định chi bình phương về mối quan hệ giữa nguồn tiêu thụ và tình trạng thiếu xe vận chuyển với giá trị chi bình phương = 6,616 và p-value = 0,037 < 0,05, hệ số Phi = 0,372 có thể khẳng định rằng giữa tình trạng thiếu xe vận chuyển và chọn nguồn tiêu thụ có quan hệ với nhau trong tổng thể.
Qua kết quả trên, ta thấy với địa điểm giao hàng tại kho Nhà máy và giá mua cứng nhắc, một số vùng nguyên liệu có cự ly vận chuyển xa Nhà máy không có khả năng đưa về nhập tại Nhà máy do cước vận chuyển cao, thời gian giao nhận hàng chậm, mất thời gian.
* Hỗ trợ giá theo sản lượng cung ứng
Vụ 2005 - 2006, Nhà máy thực hiện chính sách trợ giá theo sản lượng cung ứng. Mức trợ giá như sau: mỗi nhà cung ứng đạt 100 tấn/15 ngày hỗ trợ thêm 10 đồng/kg. Mục đích nhằm tăng năng lực thu mua của mỗi Nhà cung ứng và khuyến khích nông hộ trồng sắn thu hoạch nhanh vào thời điểm này để tăng năng lực thu mua so với các đối thủ cạnh tranh khác. Hình thức tổ chức là Nhà cung ứng nào nhập đủ 100 tấn/15 ngày Nhà máy sẽ thanh toán hỗ trợ thêm 10 đồng/kg cho toàn bộ sản lượng nhập.
Kết quả thực hiện, Nhà máy không kiểm soát được số lượng hàng tiêu thụ của các Nhà cung ứng tại Nhà máy. Hai ba Nhà cung ứng sát nhập lại lấy tên 1 Nhà cung ứng để hưởng lợi từ chính sách này. Cũng như chính sách trên, Nhà máy chỉ tổ chức thực hiện trong một thời gian ngắn và dừng thực hiện.
Đây là một chính sách tốt, tăng năng lực thu mua của các Nhà cung ứng, tăng mức độ cạnh tranh giữa thu mua sắn tươi với thu mua sắn khô trên vùng nguyên liệu. Tuy nhiên Nhà máy chưa thể hiện được mối quan hệ kinh tế và ràng buộc trách nhiệm với Nhà cung ứng trong việc tổ chức thực hiện.
Kết quả khảo sát 62 Nhà cung ứng về việc tăng sản lượng thu mua từ nông hộ, kết quả các Nhà cung ứng chỉ tiêu thụ một nguồn duy nhất tại nhà máy có tỷ lệ đồng ý nhiều nhất là với 82,2% cho rằng đầu tư tiền mặt cho nông hộ sản xuất, còn các nhà cung ứng tiêu thụ nhiều nguồn khác nhau có tỷ lệ đồng ý nhiều nhất là mua rẫy hoặc ruộng với 79,4%.
Bảng 17: Đánh giá các Nhà cung ứng về việc tăng sản lượng thu mua
ĐVT: %
tt Khoản mục Nguồn cung ứng
Tại Nhà máy Nhà máy và nguồn khác
1 Đồng ý đầu tư giống 64,3 50,0
2 Đồng ý đầu tư phân bón 39,3 55,9
3 Đồng ý đầu tư tiền mặt 82,2 62,9
4 Đồng ý đầu tư cày đất 25,0 20,0
5 Đồng ý mua sắn non 25,0 55,9
6 Đồng ý mua rẫy hoặc ruộng 67,9 79,4
7 Đồng y ký hợp đồng mua bán 42,9 11,8
8 Đồng y tổ chức điểm gom 46,4 53,2
Để tăng năng lực cạnh tranh từ các Nhà cung ứng với các đối thủ cạnh tranh, Nhà máy cần có chính sách đầu tư dài hạn thông qua đội ngũ nhà cung ứng trung thành với nhà máy nhằm kiểm soát sản lượng nguyên liệu thu hoạch.