Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ (Trang 62 - 64)

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU SẮN

4.2.1. Môi trường vĩ mô

* Môi trường kinh tế:

Thu nhập của nông dân được nâng cao, đầu tư thâm canh tăng vụ ngày càng chú trọng. Điều đó làm cho năng suất trồng sắn ngày được nâng lên, giá thu mua nguyên liệu sắn ổn định theo hướng tăng lên đã đem lại lợi nhuận đáng kể so với các loại cây trồng khác trên cùng một chân đất. Nguồn tiêu thụ sắn tươi ngày càng đa dạng, tạo tâm lý ổn định cho các nông hộ trồng sắn về đầu ra của sản phẩm. Tuy nhiên nó đặt ra nhiều thách thức cho Nhà máy về năng lực cạnh tranh thu mua nguồn nguyên liệu sắn tươi.

Từ năm 2003 đến năm 2005, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu và hỗ trợ chính sách phát triển vùng nguyên liệu sắn như khai hoang phục hoá trên toàn Tỉnh, làm đường giao thông ở huyện Phong Điền, hỗ trợ giống sắn ở hai huyện Nam Đông và A Lưới. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến lâm của Tỉnh và Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế công bố quy trình kỹ thuật trồng sắn và hướng dẫn nông hộ sản xuất sắn nắm bắt và áp dụng. Được sự ủng hộ và quan tâm phát triển vùng nguyên liệu trồng sắn của

chính quyền địa phương. Về cơ bản vùng nguyên liệu trồng sắn ổn định và phát triển trong những năm tiếp theo.

Song song với việc phát triển vùng nguyên liệu trồng sắn, vùng nguyên liệu trồng keo, tràm, cao su và cà phê đang phát triển mạnh. Hiệu quả kinh tế cao đang là thách thức đối với vùng nguyên liệu trồng sắn. Môi trường kinh tế luôn biến động nhanh chóng, điều đó đòi hỏi bộ phận nông vụ của Nhà máy phải tiếp cận và nắm bắt nhanh để điều chỉnh hoạt động thu mua của mình thích ứng với môi trường.

* Môi trường chính trị, pháp luật:

Trong những năm gần đây, luật pháp quy định về kinh doanh đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng có lợi cho các doanh nghiệp. Điều đó đã tạo tiền đề cho các doanh nghiệp yên tâm hơn trong quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới đã mở ra những cơ hội lớn bán các sản phẩm của mình sang các thị trường mới như Úc, Châu Âu, Mỹ ...

Bên cạnh những thuận lợi, hàng hoá của Việt Nam có điều kiện tiếp cận với thị trường nước ngoài thì hàng hoá chúng ta cũng gặp phải sự cạnh tranh với hàng hoá các nước trên thế giới.

* Môi trường văn hoá:

Trình độ học vấn của người dân ngày càng được nâng cao là điều kiện tốt giúp doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng lao động có chất lượng tốt hơn và giữ người tài làm việc tại Nhà máy khó hơn. Khi người dân dễ dàng tiếp cận với kỹ thuật trồng sắn cũng như các loại cây khác thì năng suất và hiệu quả sẽ được nâng cao. Hiệu quả của cây trồng nào cao người dân sẽ chọn lựa để trồng thâm canh, cây trồng nào có hiệu quả thấp thì bị loại bỏ. Vì vậy, việc thu mua nguyên liệu sắn tươi phải đảm bảo hiệu quả kinh tế ổn định và bằng hoặc cao hơn hiệu quả kinh tế các loại cây trồng khác.

* Môi trường công nghệ:

Sản xuất tinh bột sắn đòi hỏi công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng điện và nhiệt. Trong điều kiện hiện tại khoa học phát triển nhanh tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng cải tiết công nghệ của dây chuyển sản xuất, đặc biệt là

chuyển hệ thống sấy dùng nhiệt đốt từ dầu FO sang dùng nhiệt đốt từ than đá, chi phí ước tính giảm khoảng 03 lần so với việc sấy dùng nhiệt từ dầu FO.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w