Quản lý vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ (Trang 58 - 60)

THỰC TRẠNG VÙNG NGUYÊN LIỆU VÀ CHÍNH SÁCH THU MUA SẮN

3.6.2.Quản lý vùng nguyên liệu

Bảng 20: Bình quân nhà cung ứng trên mỗi nhân viên nông vụ ĐVT: người tt Khoản mục Số lượng Nhà cung ứng Số lượng nhân viên Nông vụ

Nhà cung ứng bình quân mỗi nhân viên nông vụ quản lý

1 Vụ 2005 - 2006 52 15 3

2 Vụ 2006 - 2007 67 12 5,6

3 Vụ 2007 - 2008 72 10 7,2

Nguồn: Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế

Vụ 2007 - 2008, bình quân mỗi ha nguyên liệu trồng sắn chỉ thu mua được 9,1 tấn, thấp hơn vụ 2006 - 2007 là 14% và thấp hơn vụ 2005 - 2006 là 4%, như vậy hiệu quả thu mua của vụ 2007 - 2008 giảm so với 2 vụ trước. Trong 9,1 tấn bình quân thu mua trên mỗi ha có 5,7 tấn thu mua từ Nhà cung ứng, giảm 23% so với vụ trước và 3,5 tấn thu mua từ nông hộ sản xuất sắn giảm 7% so với vụ trước.

Trong lúc đó bình quân mỗi nhân viên nông vụ chỉ quản lý 7,2 nhà cung ứng, tuy nhiên qua kết quả khảo sát 62 nhà cung ứng có 60% Nhà cung ứng tiêu thụ 2 nguồn khác nhau và chỉ có 40% nhà cung ứng tiêu thụ một nguồn duy nhất là Nhà máy. Điều này thể hiện đội ngũ nông vụ chưa sâu sát với Nhà cung ứng trong công tác tiêu thụ của khách hàng, cụ thể qua khảo sát 62 nhà cung ứng chỉ có 45,5% Nhà cung ứng đánh giá nhân viên nông vụ đóng góp tích cực vào công việc kinh doanh của mình. Số lượng Nhà cung ứng vụ 2007 - 2008 tăng hơn so với 2 vụ trước, tuy nhiên sản lượng cung ứng bình quân cho Nhà máy trên mỗi Nhà cung ứng giảm, cụ thể vụ 07 - 08 đạt 315 tấn/người/vụ, giảm 20% so với vụ 2006 - 2007 và giảm 5% so với vụ 2005 - 2006. Nguyên nhân chính là các Nhà cung ứng vừa tiêu thụ tại Nhà máy vừa tiêu thụ các nguồn khác, do đó sản lượng cung ứng bình quân giảm.

Để tăng sản lượng thu mua nguyên liệu từ kênh Nhà cung ứng, đội ngũ nhân viên nông vụ cần phải sâu sát hơn nữa với Nhà cung ứng để tận thu triệt để nguyên liệu sắn tươi thất thoát tiêu thụ ra các nguồn khác.

Diện tích quản lý bình quân trên mỗi nhân viên nông vụ 2007 - 2008 tăng lên so với hai vụ trước. Nhưng sản lượng nguyên liệu thu mua lại giảm so với hai vụ trước. Kết quả khảo sát trên 100 hộ trồng sắn chỉ có 18% nắm thông tin giá sắn tươi

từ nhân viên nông vụ và 16% lấy thông tin giá mua sắn tại Nhà máy. Qua kết quả này ta thấy đội ngũ nhân viên nông vụ chưa thông tin, tuyên truyền kịp thời giá mua bán đến nông hộ trồng sắn để người sản xuất có nhiều thông tin làm cơ sở cung ứng sắn đến Nhà máy.

Bảng 21: Bình quân diện tích quản lý trên mỗi nhân viên

tt Khoản mục Diện tích (ha)

Số lượng nông vụ (người)

Diện tích quản lý bình quân (người/ha)

1 Vụ 2005 - 2006 2.900 15 193

2 Vụ 2006 - 2007 3.370 12 281

3 Vụ 2007 - 2008 4.070 10 407

Nguồn: Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ (Trang 58 - 60)