Chính sách thu mua với Nông hộ sản xuất sắn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ (Trang 49 - 53)

THỰC TRẠNG VÙNG NGUYÊN LIỆU VÀ CHÍNH SÁCH THU MUA SẮN

3.4.1.3 Chính sách thu mua với Nông hộ sản xuất sắn

* Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra

Từ vụ trồng sắn năm 2003 - 2004 đến vụ trồng sắn nguyên liệu năm 2004 - 2005. Nhà máy thực hiện chính sách ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra tất cả các diện tích trồng sắn trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chủ thể hợp đồng là các nông hộ sản xuât sắn, đại diện ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra là Hợp tác xã nông nghiệp hoặc Đội sản xuất hoặc trưởng thôn hoặc UBND xã. Tuy nhiên người đại diện ký hợp

đồng với Nhà máy không thể tập hợp các chủ thể hợp đồng thu hoạch cùng một lúc để tạo ra một số lượng nguyên liệu sắn tươi đủ lớn (tối thiểu đủ trọng tải xe vận chuyển nhỏ nhất) tạo thành hàng hoá mua bán với bên bao tiêu sản phẩm (Nhà máy). Vì vậy, tất cả các hợp đồng bao tiêu sản phẩm không thể thực hiện được.

Hợp đồng bao tiêu sản phẩm vừa đảm bảo đầu ra ổn định cho nông hộ sản xuất trồng sắn. Vừa tạo được mối quan hệ gắn kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ. Tuy nhiên, trong các vụ vừa qua, Nhà máy chưa chọn đúng đối tượng đại diện cho nông hộ sản xuất ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người sản xuất sắn, dẫn đến kết quả không thực hiện được hợp đồng.

Qua khảo sát trên 100 hộ trồng sắn thuộc 6 huyện, có 49% số hộ có nhu cầu ký hợp đồng bao tiêu với Nhà máy và có 51% số hộ trả lời tự chủ động nguồn tiêu thụ sản phẩm sắn tươi. Vì vậy Nhà máy cần tìm đúng đối tượng đại diện lợi ích cho người sản xuất sắn để ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

* Hỗ trợ khai hoang phục hoá và giống sắn KM.94

Đối với chính sách hỗ trợ khai hoang, phục hoá để trồng sắn KM94: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia khai hoang, phục hoá đất để trồng sắn là 1.200.000 đồng/ha. Mục đích nhằm phát triển nhanh vùng nguyên liệu trồng sắn trên toàn Tỉnh. Kết quả của chính sách trên đã thúc đẩy các nông hộ sản xuất sắn và có ý nghĩa giảm bớt một phần rủi ro ban đầu khi tham gia trồng sắn.

Qua khảo sát 100 hộ thì có 48% số hộ trả lời là thiếu vốn làm đất trồng sắn, trong đó nhóm có cự ly vận chuyển dưới 50 có 51% trả lời là thiếu vốn để làm đất trồng sắn và nhóm có cự ly vận chuyển trên 50 km có 45% trả lời là thiếu vốn trong khâu làm đất. Kiểm định chi bình phương cho kết quả 18,001 và p-value = 0,001 < 0,05, kết luận thiếu vốn làm đất trồng sắn và cự ly vận chuyển phụ thuộc với nhau trên tổng thể.

Cũng như chính sách khai hoang, phục hoá, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ giống sắn KM94 cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng sắn trong hai vụ 2003 - 2004 và vụ 2004 - 2005. Kết quả của hai chính sách trên đã phát triển hơn 3.000 ha

sắn KM94. Đã tạo được nền tảng ban đầu trong công tác phát triển vùng nguyên liệu trồng sắn sau này của Nhà máy.

Khảo sát trên 100 hộ về khó khăn khi sản xuất sắn, có 68% số hộ trả lời là thiếu giống, trong đó nhóm có cự ly vận chuyển đến Nhà máy dưới 50 km có 54,6% số hộ thiếu giống và nhóm có cự ly vận chuyển đến nhà máy trên 50 km có 68% số hộ thiếu giống. Nguyên nhân chính là thu hoạch sớm, giống non không đạt chất lượng nên không thể giữa giống lại trồng được. Để đảm bảo diện tích trồng sắn trên vùng nguyên liệu Nhà máy nên xây dựng quỹ hỗ trợ giống nhất định để cung ứng kịp thời khi nông hộ sản xuất thiếu giống.

* Đầu tư phân bón

Song song với chính sách khai hoang phục hoá và hỗ trợ giống sắn KM94, để phát triển vùng nguyên liệu của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế đã thực hiện chính sách đầu tư phân bón trả chậm và ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho các nông hộ trồng sắn. Hình thức đầu tư và bao tiêu sản phẩm như sau:

- Đầu tư chủng loại, số lượng phân bón theo quy trình kỹ thuật trồng sắn đã được ban hành của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế. Tất cả các nông hộ trồng sắn vụ 2003 - 2004 và vụ 2004 - 2005 đều được đầu tư phân bón và bao tiêu sản phẩm, cuối vụ thu hoạch Nhà máy sẽ trừ vào tiền bán sắn.

- Kết quả, hơn 70% diện tích không có khả năng trả nợ phân bón cho Nhà máy, nguyên nhân đại diện ký hợp đồng bao tiêu cũng là đơn vị nhận nợ đầu tư của Nhà máy, sau đó phân phối về các nông hộ sản xuất sắn (chủ thể hợp đồng), khi hợp đồng không thực hiện, các nông hộ trồng sắn bán sản phẩm của mình cho các Nhà cung ứng và đại lý sắn khô hoặc lò bột lọc nên không thể thu được nợ đầu tư phân bón trả chậm.

Kể từ vụ 2005 - 2006 trở đi, Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế chấm dứt đầu tư phân bón trả chậm và dừng các hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Qua khảo sát trên 100 hộ trồng sắn, kết quả có 73% thiếu phân bón đầu tư sản xuất sắn. Khảo sát lượng phân bón nông hộ sản xuất đầu tư cho trồng sắn chỉ đáp ứng

khoảng 40% so với quy trình hướng dẫn kỹ thuật trồng sắn của Sở Nông nghiệp & PTNT Thừa Thiên Huế, thậm chí nhiều hộ không bón phân. Để tăng năng suất, hiệu quả trồng sắn so với các cây trồng khác, việc đầu tư sản phân bón để tăng hiệu quả kinh tế, tạo mối quan hệ gắng kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ là thực sự cần thiết.

* Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm bón và cung cấp thông tin mua bán

Song song với việc ký hợp đồng bao tiêu và đầu tư phân bón trả chậm đến các nông hộ sản xuất sắn. Từ năm 2004 đến 2006 Nhà máy tổ chức một đội ngũ nhân viên nông vụ bình quân 12 người đến các đồng sắn hướng dẫn nông hộ sản xuất sắn kỹ thuật trồng, chăm bón và thu hoạch. Đồng thời cung cấp thông tin về giá mua sắn tươi, hình thức thu mua của Nhà máy.

Qua kết quả khảo sát 100 hộ trồng sắn, có 56% hộ trồng sắn theo kinh nghiệm, có 26% hộ trồng sắn theo quy trình hướng dẫn trồng sắn của Sở nông nghiệp và có 26% kết hợp giữa kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật của Sở nông nghiệp. Với kết quả trên phần lớn nông hộ chưa áp dụng kỹ thuật trồng sắn, chỉ làm theo kinh nghiệm, vì vậy Nhà máy cần tăng cường công tác tuyên truyền kỹ thuật trồng sắn cả về tài liệu và mô hình điểm trong từng vùng nguyên liệu.

Cũng qua kết quả khảo sát về thông tin liên hệ với Nhà máy, có 38% có thông tin liên hệ với Nhà máy và 62% không biết số điện thoại liên hệ với Nhà máy. Đồng thời để nắm giá mua sắn tại Nhà máy kết quả điều tra cho thấy có 29% hộ nắm thông tin chính thức từ Nhà máy và 46% nắm thông tin giá cả mua bán qua kênh trung gian và 25% tham khảo nhiều nguồn.

Kết quả khảo sát những khó khăn khi tham gia cung ứng sắn đến Nhà máy, có 17,2 % số hộ không biết giá, 58% số hộ sản lượng ít và có 75,8% số hộ cho thời gian thanh toán chậm.

Vì vậy, Nhà máy cần tăng cường công tác thông tin, thông báo về kỹ thuật trồng sắn, giá mua sắn và các hình thức thu mua trên các phương tiện thông tin đại chúng đến người sản xuất sắn. Khi người sản xuất nắm được giá cả đầu ra tại Nhà máy họ mới có cơ sở đàm phán giá bán hợp lý đảm bảo hiệu quả kinh tế sản xuất

mang lại. Ngược lại, nếu thông tin chỉ nắm từ một phía là Nhà cung ứng và đại lý sắn khô thì người sản xuất sắn khó đàm phán được giá bán có hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU MUA NGUYÊN LIỆU sắn tại NHÀ máy TINH bột sắn FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w