Đầu tư xây dựng để hoàn thiện các điểm du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 101 - 106)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.2.2.Đầu tư xây dựng để hoàn thiện các điểm du lịch văn hóa

chưa hoàn thiện

Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ triển khai quy hoạch “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên Thế giới -VQG Phong Nha - Kẻ Bàng”, xúc tiến đầu tư mời gọi các doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng tạo ra những tuyến, điểm, sản phẩm du lịch VHST quy mô lớn, cần triển khai một số công việc trước mắt nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch VHST.

- Khẩn trương lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu đón tiếp tại Đền tưởng niệm TNXP (việc đầu tư khu đón tiếp tại đây năm 2006 chưa theo một quy hoạch nào), mở rộng khu đất trước mặt Đền tưởng niệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các lễ hội văn hóa du lịch, lễ viếng và dâng hương; bố trí mặt bằng các dịch vụ giải khát, điểm tâm, ăn nhanh (không bố trí nhà nghỉ, nhà hàng) để phục vụ khách tham quan. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, Trung tâm Du lịch VHST đầu tư xây dựng hệ thống Kios dịch vụ để tổ chức kinh doanh các dịch vụ bổ trợ phục vụ nhu cầu khách tham quan. Nếu Trung tâm Du lịch VHST không huy động được nguồn vốn thì cho các hộ kinh doanh thuê mặt bằng tự xây dựng Kios kinh doanh (theo mẫu thiết kế được duyệt).

- Tổ chức lại bộ máy đón tiếp phục vụ, bố trí đầy đủ các bộ phận chuyên môn như giới thiệu, hướng dẫn, quản lý vệ sinh môi trường.

- Theo quan sát của tác giả, khách đến tham quan điểm du lịch Đền tưởng niệm TNXP hầu hết đi theo tour tự tổ chức, rất ít đoàn liên hệ với Trung tâm Du lịch VHST để bố trí cán bộ hướng dẫn. Trên hành trình từ 2 Cổng VQG (tại Trạm kiểm lâm km6 đường 20 và Trạm kiểm lâm Trộ Mợơng) đến với điểm du lịch các đoàn còn dừng tại nhiều địa điểm như: Vườn thực vật, Rừng Gáo, Thung lũng sinh tồn, Hồ Bồng lai Tiên cảnh để chiêm ngưỡng vẽ đẹp cảnh quan thiên nhiên, chụp ảnh lưu niệm; một số đoàn còn tổ chức sinh hoạt tập thể, đốt lửa nướng thực phẩm mà không có người hướng dẫn, quản lý, nguy cơ cháy rừng rất dễ xảy ra.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Trung tâm Du lịch VHST nên nghiên cứu thiết kế tuyến du lịch VHST tham quan, khám phá Di sản Thiên nhiên Thế giới, bao gồm các điểm dừng chân trên tuyến tại Vườn thực vật, Rừng Gáo, Đền tưởng niệm TNXP, Hồ Bồng lai Tiên Cảnh,… Xúc tiến quảng bá giới thiệu điểm du lịch VHST này trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút khách. Tổ chức đón tiếp và bán vé tham quan tại Trung tâm đón khách Phong Nha và tại hai Cổng VQG (Hiện nay, hai Trạm kiểm lâm này đã được xây dựng khang trang có nhà đón tiếp khách, bãi đỗ xe và nhà vệ sinh), bố trí hướng dẫn viên đón tiếp khách tại hai Cổng này để giới thiệu, sau đó hướng dẫn cho du khách đi hết tuyến du lịch. Nếu du khách mua vé tại Cổng Km6 đường 20, hướng dẫn viên sẽ dẫn khách đi tham quan sau đó đi ra qua

Cổng Trạm kiểm lâm Trộ Mợơng và ngược lại (như đã nói ở phần 3.2.1.4, nên bố trí đội ngũ kiểm lâm viên làm hướng dẫn viên cho tuyến du lịch VHST này).

Về bán vé tham quan. Hiện nay tại điểm du lịch văn hóa Đền tưởng niệm TNXP chỉ tổ chức phục vụ mà chưa tổ chức bán vé tham quan, chi phí cho đội ngũ cán bộ làm việc ở đây lấy từ nguồn thu phí tham quan động Phong Nha. Có nhiều lý do chưa tổ chức bán vé ở đây, trong đó có lý do hết sức nhạy cảm. Theo ý kiến một số chuyên gia và các nhà quản lý cho rằng, đại đa số du khách đến đây là cựu chiến binh, họ trở lại chiến trường xưa để ôn lại một thời trận mạc, để tưởng nhớ đồng đội, nếu buộc họ phải mua vé là chưa hợp lý lắm. Tác giả rất đồng tình quan điểm này, nhưng sau khi tổ chức lại sản phẩm du lịch VHST như giải pháp đề xuất, việc tổ chức bán vé tham quan tuyến du lịch này là rất hợp lý (đây là vé tham quan Di sản chứ không phải vé tham quan Đền tưởng niệm TNXP). Giá vé không nên quá cao, nên ở mức 10.000đ đến 15.000đ/vé, nhằm nâng cao ý thức của du khách, đồng thời khẳng định trách nhiệm của du khách đối với những giá trị đặc biệt quan trọng của Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

* Đối với điểm du lịch sinh thái Suối nước Mọoc

Vừa qua, việc hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các hạng mục để phục vụ khách tham quan tại điểm du lịch sinh thái Suối nước Mọoc của dự án Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vực Phong Nha - Kẻ Bàng xuất phát từ mục đích tạo điều kiện để du khách và các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn với tiềm năng cảnh quan thiên nhiên tại địa điểm này. Các hạng mục xây dựng tương đối phù hợp với yêu cầu bảo tồn, chưa xâm hại đến cảnh quan thiên nhiên. Tuy nhiên, việc đầu tư ở đây chưa tương xứng, chưa tuân theo một quy hoạch nào cả, các dịch vụ bổ trợ chưa có. Nhìn chung, sản phẩm du lịch sinh thái này chưa hoàn thiện. Việc vội vàng đưa điểm du lịch này vào khai thác với giá vé 50.000đ/vé không những không thu hút được khách mà ngược lại đã tạo dư luận không tốt.

Tác giả đề xuất các phương án sau.

1. Nếu định hướng giao cho doanh nghiệp đầu tư khai thác.

UBND tỉnh Quảng Bình cần chỉ đạo các ban ngành chức năng giải quyết nhanh việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng và phát triển điểm du

lịch sinh thái Suối nước Mọoc do Công ty TNHH DL - TM Đại Cát trình tháng 9 năm 2008, xem xét năng lực tài chính và tư cách pháp nhân để cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp triển khai dự án đưa vào khai thác. Nếu đơn vị này không đảm bảo điều kiện cấp phép đầu tư cần sớm xem xét để chuyển cho doanh nghiệp khác đầu tư triển khai dự án đưa điểm du lịch này vào khai thác.

2. Nếu tiếp tục để Trung tâm Du lịch VHST quản lý và khai thác điểm du lịch này, Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cần tham mưu UBND tỉnh cho triển lập quy hoạch chi tiết xây dựng và phát triển điểm du lịch sinh thái Suối nước Mọoc trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, cần tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của dự án GTZ để đầu tư. Mặt khác, Trung tâm Du lịch VHST cần tìm kiếm đối tác liên doanh, hợp tác cùng góp vốn để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh điểm du lịch sinh thái này đưa vào khai thác (là đơn vị sự nghiệp công lập được quyền tự chủ 100% kinh phí hoạt động theo Nghị định 43/CP của Chính phủ, đơn vị có đủ điều kiện pháp lý để thực hiện).

- Tổ chức lại bộ máy quản lý, bố trí đầy đủ các bộ phận chuyên môn đón tiếp, giới thiệu, hướng dẫn, vệ sinh môi trường; tổ chức khu dịch vụ giải khát, điểm tâm, ăn nhanh (không bố trí nhà nghỉ, nhà hàng trong điểm du lịch) để phục vụ khách.

- Xem xét lại giá vé tham quan tại điểm du lịch sinh thái này. Hiện nay, điểm du lịch động Phong Nha, Tiên Sơn đã được đầu tư tương đối hoàn thiện về cơ sở vật chất, tổ chức đón tiếp hướng dẫn và các dịch vụ bổ trợ đầy đủ nhưng giá vé chỉ 30.000đ/vé (động Phong Nha) và 20.000đ/vé (động Tiên Sơn), tại điểm du lịch sinh thái Suối nước Mọoc cơ sở hạ tầng còn rất sơ sài, các dịch vụ bổ trợ chưa có, sản phẩm du lịch chưa hoàn thiện nhưng giá vé 50.000 là chưa hợp lý. Mặc dù mới đưa vào khai thác từ tháng 1 năm 2009 nhưng đã có rất nhiều du khách phàn nàn và cho rằng giá vé như thế là quá đắt. Xuất phát từ quan điểm đã phân tích ở mục 3.3.1.2 (Giải pháp về tài chính và chính sách đầu tư) đồng thời với việc tiếp tục đầu tư để điểm du lịch hoàn thiện, trước mắt cần xem xét điều chỉnh giá vé tại điểm du lịch sinh thái Suối nước Mọoc phù hợp hơn.

Giải pháp này rất khả thi vì không cần phải đầu tư lớn, cơ sở vật chất và lực lượng cán bộ đã có sẵn, chỉ cần trang bị đèn pha công suất lớn cho các thuyền và lắp đặt hệ thống đèn dẫn đường dọc sông Son và đèn dẫn đường đi bộ lên động Tiên Sơn vào ban đêm. Bố trí một kíp cán bộ làm việc ca 3 từ 18g đến 24 giờ để phục vụ khách tham quan.

- Tổ chức khai thác tuyến du lịch mạo hiểm, cho du khách khám phá 1.500m trong động Phong Nha.

Việc tổ chức cho khách tham quan động Phong Nha, động Tiên Sơn vào ban đêm và đi sâu 1.500m trong động Phong Nha có ưu điểm vừa tạo ra sản phẩm du lịch mới, gây sự tò mò để thu hút của du khách, bước đầu khắc phục sự đơn điệu và nghèo nàn về sản phẩm du lịch hiện nay, vừa giải quyết việc ùn tắc khách những ngày cao điểm, đồng thời tạo điều kiện để các dịch vụ ăn uống lưu trú trên địa bàn phát triển.

Ngoài các điểm du lịch nói trên, bên cạnh sự đầu tư của các doanh nghiệp, Trung tâm Du lịch VHST cần chủ động lập kế hoạch xây dựng và phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch VHST khác như: Chinh phục đỉnh UBò, du thuyền trên sông Son, sông Chày. Tìm kiếm đối tác liên doanh góp vốn đầu tư, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm du lịch VHST của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ khách tham quan, góp phần thúc đẩy du lịch Quảng Bình ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 101 - 106)