Dịch vụ ăn uống, lưu trú

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 53 - 57)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.4.3.Dịch vụ ăn uống, lưu trú

* Dịch vụ ăn uống

Bảng 8 Tình hình biến động số lượng nhà hàng từ 2003-2008

Chỉ tiêu ĐVT Tính theo từng năm BQ

2003 2004 2005 2006 2007 2008

1.Số lượng nhà hàng nhà hàng 7 13 14 15 19 21 15 2.TĐPT liên hoàn % 185,7 107,7 107,1 126,7 110,5

3.TĐPT định gốc % 100 185,7 200,0 214,3 271,4 300,0

4.TĐPTBQ 2003-2008 % 124,6

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, 2008

Trước năm 2003, ở Trung tâm Phong Nha chỉ có 7 nhà hàng, thực chất là các quán xây dựng tạm bằng vật liệu thô sơ. Từ năm 2004 đến nay, đã có nhiều hộ kinh doanh trên địa bàn tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng kiên cố và rộng rải hơn, từng bước cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách. Số liệu Bảng 8 cho ta thấy, số lượng nhà hàng năm 2003 là 7 đã tăng lên 21 trong năm 2008, tốc độ phát triển 2008 so với năm 2003 tăng 200%. Tốc độ phát triển liên hoàn tăng cao nhất là năm 2004 đạt 85,7%. Bình quân cả giai đoạn 2003-2008 tăng 24,6%. Tuy số lượng nhà hàng tăng lên đáng kể nhưng hệ thống các nhà hàng tại Phong Nha hiện nay vẫn tổ chức kinh doanh theo kiểu gia đình, chất lượng món ăn thấp, chỉ dừng ở mức độ bình dân; phong cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát, đang là vấn đề đáng lo ngại của du khách.

* Dịch vụ lưu trú

Năm 2003 chỉ có 4 cơ sở lưu trú, nhưng hiện nay tại Trung tâm Phong Nha đã có 15 cơ sở lưu trú (1 khách sạn của Công ty du lịch Sài Gòn - Quảng Bình xây dựng năm 2003 và 14 nhà nghỉ của tư nhân). Nếu so năm 2008 với năm 2003 số cơ sở lưu trú đã tăng 275%, trong đó năm 2004 tăng 50%, năm 2005 tăng 33,3% và năm 2006

tăng 37,5%. Bình quân giai đoạn 2003 - 2008 tăng 30,3%. Điều đáng lưu ý là chỉ tăng số nhà nghỉ mà không có thêm một khách sạn nào được đầu tư xây dựng thêm trong giai đoạn này.

Bảng 9 Tình hình biến động cơ sở lưu trú từ 2003-2008

Chỉ tiêu ĐVT Tính theo từng năm BQ

2003 2004 2005 2006 2007 2008 Biến động số cơ sở lưu trú (%)

1.Cơ sở lưu trú cơ sở 4 6 8 11 13 15 10

2.TĐPT liên hoàn % 150,0 133,3 137,5 118,2 115,4 3.TĐPT định gốc % 100 150,0 200,0 275,0 325,0 375,0 4.TĐPTBQ 2003-2008 % 130,3 Biến động số phòng ngủ (%) 1.Số phòng ngủ phòng 52 75 87 104 116 132 94 2.TĐPT liên hoàn % 144,2 116,0 119,5 111,5 113,8 3.TĐPT định gốc % 100 144,2 167,3 200,0 223,1 253,8 4.TĐPTBQ 2003-2008 % 120,5 Biến động số giường ngủ (%) 1.Số giường ngủ giường 149 184 204 243 271 312 227 2.TĐPT liên hoàn % 123,5 110,9 119,1 111,5 115,1 3.TĐPT định gốc % 100 123,5 136,9 163,1 181,9 209,4 4.TĐPTBQ 2003-2008 % 115,9

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, 2008

Thông qua số cơ sở lưu trú tăng, số phòng nghỉ đã tăng từ 52 lên 132 phòng. So năm 2008 với năm 2003 đã tăng lên 153,8%, bình quân cả giai đoạn tăng 20,5%.

Kết quả Bảng 9 cũng cho thấy, số giường nghỉ tại Trung tâm Phong Nha tăng từ 149 giường lên 312 giường năm 2008, bình quân trong giai đoạn 2003 đến 2008 đạt 15,9%, trong đó có một số năm tăng cao như năm 2004 tăng 23,5%, năm 2006 tăng 19,1% và năm 2008 tăng 15,1%.

Bảng 10 Khả năng đáp ứng về cơ sở lưu trú từ 2003-2008

Tiêu chí ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 2008 BQ

Số khách BQ khách/ngày 548 921 710 715 668 728 715

Số giường nghỉ giường 149 184 204 243 271 312 227

C.suất đáp ứng (%) 27,1 19,9 28,7 32,7 40,5 42,8 31,7

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của tác giả

Mặc dù có mức tăng cao nhưng theo kết quả ở Bảng 10 cho thấy, số lượng giường ngủ của các cơ sở lưu trú hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu nghỉ lại của du khách. Nếu phát huy hết công suất sử dụng thì hệ thống cơ sở khách sạn và nhà nghỉ tại Phong Nha chỉ đáp ứng được 27,1% lượng khách năm 2003, 19,9% năm 2004, 28,7% năm 2005, 32,7% năm 2006, 40,5% năm 2007 và 42,8% năm 2008, bình quân cả giai đoạn chỉ đáp ứng được 31,7%. Chưa tính những tháng cao điểm về mùa hè (tháng 5 đến tháng 8), lượng khách đến tham quan Phong Nha có khi lên đến 6.000 khách, với số lượng giường ngủ hiện nay (312 giường) thì chỉ đáp ứng được khoảng 5%, nếu tất cả du khách có nhu cầu ở lại qua đêm.

Về tổ chức kinh doanh. Hiện nay, chỉ có Khách sạn liên danh Sài Gòn - Quảng Bình (công suất 13 phòng) là đơn vị tổ chức kinh doanh có bài bản, còn lại các nhà nghỉ của tư nhân có quy mô nhỏ, quản lý theo kiểu gia đình. Chất lượng phòng nghỉ không cao, chỉ đáp ứng cho các đối tượng khách bình dân với số lượng ít, đây chính là nguyên nhân làm cho khách du lịch đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chỉ đi về trong ngày mà không ngủ lại qua đêm tại Sơn Trạch, thường phải về nghỉ tại Đá Nhảy, Thanh Khê, Hoàn Lão (Bố Trạch) hoặc về nghỉ tại Đồng Hới.

* Trình độ lao động của các dịch vụ

Tuy chưa có cuộc điều tra để đánh giá chính xác nhưng theo nhận định của các nhà quản lý cho biết, đại đa số lực lượng lao động kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát và lưu trú tại xã Sơn Trạch chưa được đào tạo chuyên môn, kể cả lực lương lao động của Khách sạn Sài Gòn - Quảng Bình cũng có trình độ chuyên môn thấp, trong 11 cán bộ của Khách sạn chỉ 1 cán bộ trình độ Cao đẵng, 4 cán bộ Trung cấp và 6 cán bộ tốt nghiệp Phổ thông trung học. Lực lượng lái thuyền đã được Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Quảng Bình mở lớp đào tạo và cấp Bằng điều khiển phương tiện thủy nội địa, số lao động hành nghề chụp ảnh lưu niệm đã được Trung tâm du lịch VHST phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch), Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Quảng Bình mở lớp bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ Nhiếp ảnh. Nhưng do trình độ văn hóa của lực lượng lao động này thấp nên khả năng ứng xử, giao tiếp với khách du lịch rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 53 - 57)