Phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 70 - 73)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.7.4. Phân tích nhân tố

Trong bảng hỏi điều tra về mức độ hài lòng của du khách về chất lượng các dịch vụ du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng gồm 25 biến, để xem xét mức độ tác động của các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để tìm ra một bộ biến mới.

Phương pháp phân tích nhân tố Factor Analysic đòi hỏi người nghiên cứu sử dụng phương pháp đảo trục Rotating the Factors, xác định hệ số tương quan ngưỡng để loại bỏ các yếu tố. Theo nghiên cứu của Almeda (1999) thì số lượng các nhân tố cần đưa ra được tính toán dựa trên dự tính của phạm vi nghiên cứu [35].

Các nhân tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thỏa mãn tiêu chuẩn Keiser-KMO (Kaiser Meyer-Olkin), đây là một chỉ số để đánh giá sự thích hợp của nhân tố phân tích. Yêu cầu chỉ số KMO phải nằm trong khoảng từ 0,5 < KMO < 1 mới có ý nghĩa để phân tích, nếu trị số này < 0,5 thì các nhân tố đó không có ý nghĩa.

Tiêu chuẩn Keiser còn quy định rằng hệ số Eigenvalue phải ít nhất lớn hơn hoặc bằng 1. Thông thường, để hiểu rõ hơn nữa về nhân tố phân tích người ta dùng phương pháp xoay trục tọa độ Varimax, phương pháp này sẽ tối đa hóa tổng các phương sai của hệ số hồi quy tương quan của ma trận yếu tố để chỉ ra tương quan thuận hay tương quan nghịch (-1 đến +1), nếu hệ số bằng 0 có nghĩa là không có sự tương quan. Đồng thời hệ số tương quan phải ít nhất phải > 0,5 mới được xem là đạt yêu cầu[35].

Kết quả ở bảng phụ lục 18 cho biết: 0,5 < KMO = 0,642 < 1, đồng thời Sig < 0,5, như vậy mô hình được xem là phù hợp. Mặt khác, kết quả phân tích nhân tố cho thấy hệ số tương quan yếu tố với Communalities có được từ phương pháp quay vòng trục tọa độ Varimax đối với các câu hỏi đều >0,574, thỏa mãn các yêu cầu mà phương pháp phân tích đòi hỏi ( xem phụ lục 19).

Quá trình phân tích ở Bảng 20 cho thấy có 8 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ, hệ số Eigenvalue đều >1, tức là thỏa mãn điều kiện tiêu chuẩn Keiser. Hệ số tin cậy Reliability được tính cho các Factor này cũng thỏa mãn yêu cầu > 0,5.

Như vậy, các yếu tố mới này sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến mới cho việc phân tích thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng các dịch vụ tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng hiện nay, mức độ tác động đến chất lượng dịch vụ của 8 nhân tố trên là 75,854%.

Theo kết quả tính toán Bảng 20, sự giải thích mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ như sau:

- Nhân tố 1: Có thể gọi nhân tố mới này là nhân tố “Đón tiếp và hướng dẫn” bao gồm các yếu tố như công tác đón tiếp và thuyết minh; giới thiệu tại phòng chờ; hình thức trang phục hướng dẫn viên; kỹ năng hướng dẫn và thái độ phục vụ của hướng dẫn viên. Nhân tố này có giá trị Eigenvalue là 4,383và tác động 17,53%. Đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến chất lượng các dịch vụ.

- Nhân tố 2 là nhân tố “Giá cả các dịch vụ”, có giá trị Eigenvalue là 3,430 và giải thích được 13,72% mức độ tác động. Đây là nhân tố là giá cả các dịch vụ gồm: Giá vé tham quan; giá thuyền vận chuyển; giá chụp ảnh, hàng lưu niệm; giá dịch vụ ăn uống và giá phòng nghỉ.

Bảng 20 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ

Các nhân tố tác động

F1 F2 F3 F4 F5 F6 F7 F8

Nhân tố 1: Đón tiếp và hướng dẫn

Sắp xếp bãi xe, bố trí thuyền .926 Giới thiệu, thuyết minh tại phòng chờ .839 Hình thức, trang phục hướng dẫn viên .828 Nội dung, kỹ năng của hướng dẫn viên .811 Thái độ phục vụ của hướng dẫn viên .691

Nhân tố 2: Giá cả các dịch vụ

Giá dịch vụ ăn uống giải khát .830 Giá phòng nghĩ khách sạn .771

Giá thuyền vận chuyển .770

Giá chụp ảnh lưu niệm, hàng lưu niệm .769 Giá vé tham quan hang động .723

Nhân tố 3: Dịch vụ thuyền du lịch

Nội thất bên trong thuyền .911 Thái độ phục vụ của chủ thuyền .892 Hình thức bên ngoài thuyền .878

Tiếng ồn động cơ thuyền .719

Nhân tố 4: Cảnh quan thiên nhiên hang động

Màu sắc ánh sáng trong hang động .909 Cảnh quan thạch nhũ trong hang động .849 Cường độ ánh sáng trong hang động .680

Nhân tố 5: Chất lượng dịch vụ ăn nghỉ

Chất lượng phòng nghỉ .886

Chất lượng dịch vụ ăn uống .869

Nhân tố 6: Đường đi lại trong hang động

Đường đi lên động Tiên Sơn .922

Đường đi lại trong các hang động .772

Nhân tố 7: Vệ sinh môi trường

Vệ sinh môi trường chung điểm du lịch .846

Tại các nhà WC .755

Nhân tố 8: An ninh trật tự, hàng lưu niệm

Dịch vụ chụp ảnh, hàng lưu niệm .853

An ninh, trật tự, môi trường xã hội .837

Mức độ giải thích của nhân tố (%). 17,53 13,72 11,94 8,46 7,37 7,19 5,44 4,20

Lũy kế (%). 17,53 31,25 43,19 51,66 59,03 66,20 71,64 75,85

Nguồn: Số liệu điều tra xử lý trên phần mềm SPSS

- Nhân tố 3 là nhân tố “Dịch vụ thuyền du lịch”, gồm các yếu tố như hình thức bên ngoài thuyền; nội thất bên trong thuyền; thái độ phục vụ của chủ thuyền và tiếng ồn động cơ; giá trị Eigenvalue là 2,985 và có mức độ tác động là 11,94%.

- Nhân tố 4 là nhân tố “Cảnh quan thiên nhiên hang động” giải thích được mức độ tác động là 8,46%, với giá trị Eigenvalue là 2,117. Nhân tố này bao gồm các yếu tố bao gồm các yếu tố về cường độ ánh sáng trong hang động; màu sắc áng sáng trong hang động và cảnh quan thiên nhiên, thạch nhũ trong hang động.

- Nhân tố 5 thuộc về nhân tố “Chất lượng dịch vụ ăn, nghỉ”, bao gồm các yếu tố như: chất lượng dịch vụ ăn uống; chất lượng phòng nghỉ khách sạn. Nhân tố này giải thích được 7,37% mức độ tác động và có giá trị Eigenvalue là 1,844.

- Nhân tố 6 được gọi là nhân tố “Đường đi lại trong hang động” gồm đường lên động Tiên Sơn, đường đi lại trong các hang động, nhân tố này giải thích mức độ tác động chất lượng dịch vụ là 7,16% và có giá trị Eigenvalue là 1,792.

- Nhân tố 7 là nhân tố “Vệ sinh môi trường”, giá trị Eigenvalues là 1,360 và

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w