Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 91 - 92)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.1.4.Giải pháp về nguồn nhân lực

- Hầu hết lực lượng lao động đang hoạt động kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ tại khu vực Phong Nha hiện nay chưa được đào chuyên môn nghiệp vụ nên tay nghề và khả năng phục vụ thiếu tính chuyên nghiệp, chất lượng thấp. Để khắc phục tồn tại này, hàng năm Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch nên có kế hoạch kiểm tra, khảo sát và đánh giá thực trạng vấn đề, có chương trình liên kết với các trường đại học, cao đẵng, trường dạy nghề trong và ngoài tỉnh mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bếp, buồng, bàn cho lực lượng lao động này.

- Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch nên phối hợp với Sở Giáo dục có chương trình giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch VHST của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng để hướng nghiệp cho học các trường PTTH trong tỉnh thi vào các trường chuyên ngành du lịch, chuyên ngành xã hội và ngoại ngữ, nhằm tạo ra một lực lượng lao động là con em địa phương được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình nói chung và du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng trong những năm sắp tới.

- Trường Đại học Quảng Bình cần có kế hoạch thành lập Khoa du lịch để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh nhà và du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng..

- Có chế độ đãi ngộ thích hợp về tiền lương và các ưu đãi khác để thu hút đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm quản lý, có trình độ ngoại ngữ tốt là con em Quảng Bình đang công tác trong ngành du lịch ở các tỉnh khác về công tác tại Quảng Bình. Lực lượng này rất lớn, đây là số con em Quảng Bình sau khi học xong các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành du lịch đã ở lại các tỉnh, thành phố khác công tác do ngành du lịch tỉnh nhà chưa có những chính sách thu hút phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để họ đến làm việc và cống hiến cho sự phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng .

- Trung tâm Du lịch VHST và Hạt kiểm lâm thuộc VQG cần có kế hoạch phối hợp tuyển chọn và gửi một số kiểm lâm viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về du lịch để sử dụng họ thành những hướng dẫn viên du lịch sinh thái. Đây là lực lượng đã được đào tạo cơ bản về lâm nghiệp, kiến thức về đa dạng sinh học cao, có sức

khỏe tốt, sử dụng nguồn lao động này làm hướng dẫn viên du lịch sinh thái là rất phù hợp, vừa đáp ứng nhu cầu về nguồn lực lao động để phát triển du lịch sinh thái trong những năm sắp tới, vừa tạo thêm thu nhập cho lực lượng kiểm lâm, động viên họ làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và từng bước phát huy giá trị của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Mô hình này đã được một số Quốc gia như Uganda, Đức, Nepan và một số VQG ở trong nước áp dụng rất có hiệu quả (VQG Bạch Mã, VQG Cát Tiên).

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 91 - 92)