Giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 84 - 87)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.1.1.Giải pháp về quy hoạch

Để khắc phục các hạn chế và tồn tại trong việc đầu tư và thu hút đầu tư phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong thời gian qua, việc cần phải quan tâm lớn nhất đó là Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cần tích cực tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Bình tập trung chỉ đạo các ban ngành chức năng, tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Xây dựng và các bộ ngành liên quan triển khai nhanh việc thiết kế quy hoạch

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng”. Ưu tiên triển khai sớm Quy hoạch Phát triển Du lịch VHST.

* Yêu cầu về nội dung của quy hoạch. Quy hoạch Phát triển Du lịch VHST tại

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phát triển du lịch nhưng không được ảnh hưởng tới giá trị của VQG. - Thu hút sự tham gia tích cực và toàn diện của cộng đồng dân cư.

- Tạo thu nhập bình đẵng và lâu dài cho công đồng địa phương và cho các bên tham gia vào hoạt động du lịch; không phân biệt các thành phần kinh tế.

- Thông qua các hoạt động du lịch đóng góp trở lại một phần tài chính cho công tác bảo tồn các giá trị của VQG.

- Tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương.

- Phát triển du lịch phải đồng thời gắn với việc tuyên truyền giáo dục, nhằm nâng cao khả năng hiểu biết, khả năng thưởng thức của khách du lịch về giá trị của VQG; tăng cường trách nhiệm của họ trong công tác bảo tồn các giá trị của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

* Mục tiêu và nhiệm vụ của quy hoạch

- Định hướng dài hạn cho việc phát triển các sản phẩm du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Xác định không gian phát triển các loại hình, tuyến điểm du lịch VHST phù hợp với điều kiện tự nhiên, giá trị địa mạo địa chất, cảnh quan thiên nhiên; không làm tổn hại đến các giá trị của Di sản, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo tồn các giá trị của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Xác định và phân vùng sử dụng đất xây cơ sở hạ tầng các điểm du lịch VHST bên trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Lưu ý, không nên quy hoạch xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, kể cả khu nghỉ dưỡng cao cấp ở trong VQG.

- Xác định và phân vùng sử dụng đất, xác định không gian kiến trúc, kết cấu, màu sắc, vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Giao thông, điện nước, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ở các xã vùng đệm, nhằm định hướng và quản lý quá trình đầu tư xây dựng phát triển các dịch vụ bổ trợ.

- Xác định danh mục các dự án phát triển du lịch VHST, phân đoạn tiến độ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiêp tìm kiếm cơ hội đầu tư, khai thác, phát triển các loại hình du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

* Phạm vi lập quy hoạch

- Việc phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ đầu tư xây dựng và khai thác các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi VQG mà bao gồm cả việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các dịch vụ bổ trợ tại các xã vùng đệm VQG như: Xã Sơn Trạch (hiện nay đã phát triển mạnh) và trong tương lai là các xã Xuân Trạch (vùng ngã ba Khe Gát), xã Phúc Trạch (vùng dọc theo nhánh Tây đường HCM từ ngã ba Khe Gát xã Xuân Trạch đến Trạm Trộ Mợơng). Vì thế, trong quá trình lập quy hoạch phát triển du lịch cần phải lưu ý đến việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dịch vụ du lịch ở các địa phương này, làm công cụ quản lý và định hướng cho nhân dân xây dựng nhà ở theo kiến trúc truyền thống, hạn chế việc xây dựng nhà ở có kiến trúc lai căng, pha tạp kiến trúc đô thị, làm mất bản sắc kiến trúc nhà ở truyền thống của địa phương. Rút kinh nghiệm việc buông lỏng quản lý quy hoạch để xảy ra tình trạng xây dựng lộn xộn tại xã Sơn Trạch thời gian qua.

- Nên quy hoạch và định hướng xây dựng thêm Trung tâm đón khách thứ 2 tại xã Xuân Trạch (ngã ba Đông - Tây đường HCM), nhằm tạo điều kiện để du khách từ các tỉnh phía Bắc vào có điểm dừng chân, nghỉ ngơi, giải trí trước khi khám phá, tham quan VQG theo hướng nhánh Tây đường HCM. Mặt khác, việc quy hoạch thêm Trung tâm đón khách này sẽ góp phần giảm áp lực về sức chứa của Trung tâm đón khách Phong Nha trong tương lai, khi du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng phát triển mạnh, đồng thời tạo điều kiện để nhân dân các xã Xuân Trạch, Phúc Trạch tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch, cải thiện đời sống nhân dân và phát triển KTXH của địa phương.

* Chỉ đạo công tác triển khai lập quy hoạch.

Căn cứ ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 27/3/2009 về việc giao Bộ Xây dựng phối hợp với tỉnh Quảng Bình và các bộ ngành liên quan tổ chức thi tuyển, tìm kiếm đối tác tư vấn thiết kế quy hoạch VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, UBND tỉnh cần khẩn trương giao cho một đơn vị của tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì để phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng để triển khai công tác này (hiện nay UBND tỉnh chưa giao cho đơn vị nào).

Như đã đánh giá ở chương hai, Quy hoạch “Bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản Thiên nhiên Thế giới - VQG Phong Nha - Kẻ Bàng” là bản quy hoạch gồm có ba lĩnh vực: Quy hoạch bảo tồn giá trị địa mạo địa chất và đa dạng sinh học, Quy hoạch phát triển du lịch VHST bền vững, Quy hoạch xây dựng. Việc tìm kiếm được một đơn vị tư vấn có đủ năng lực chuyên môn triển khai quy hoạch tổng thể tất cả ba lĩnh vực là tốt nhất. Thời gian qua, việc tìm kiếm một đối như thế đã gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy trong quá trình triển khai quy hoạch sắp tới cần phải xem xét và phân quy hoạch tổng thể thành ba loại quy hoạch theo lĩnh vực nêu trên, từ đó tìm kiếm đối tác có năng lực chuyên môn phù hợp, tiến hành lập từng loại quy hoạch. Quy hoạch nào tìm được đối tác trước thì triển khai trước, không nhất thiết phải đợi ba quy hoạch cùng triển khai một lần làm chậm tiến độ. Tuy nhiên, trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch cần xem xét tính phù hợp, đan xen hài hòa giữa các lĩnh vực, cùng một mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng một cách bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 84 - 87)