Cơ sở đề xuất các định hướng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 81 - 82)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.1.1. Cơ sở đề xuất các định hướng

* Định hướng phát triển du lịch của Quốc gia

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định mục tiêu tổng quát là: “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Phấn đấu đến năm 2010 đón 5,5 triệu lượt khách Quốc tế, tăng 3 lần so với năm 2000; nhịp độ tăng trưởng bình quân là 11,4% năm, và đón 25 triệu lượt khách nội địa, tăng hơn hai lần so với năm 2000. Nâng cao thu nhập từ du lịch, dự tính thu nhập từ du lịch năm 2010 đạt từ 4 đến 4,5 tỷ USD, đưa tổng sản phẩm du lịch (GDP) năm 2010 đạt 6,4 tổng GDP của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân dự kiến từ 11-11,5%năm; xây dựng mới 4 khu du lịch tổng hợp của Quốc gia và 16 khu du lịch chuyên đề của Quốc gia và Quốc tế. Xây mới cho thời kỳ 2006-2010 là 50.000 phòng nghỉ, dự kiến đến năm 2010 toàn quốc có 130.000 phòng khách sạn, tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội, trong đó có 350.000 người làm việc trực tiếp trong ngành du lịch [10].

* Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình

Để thúc đẩy ngành du lịch tỉnh nhà ngày càng phát triển, tỉnh Quảng Bình đã xác định quan điểm: “Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch hang động, du lịch biển, du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh để phát triển du lịch, biến du lịch thành một ngành kinh tế mủi nhọn của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy KT-XH, gắn du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2005-2010 cũng đã chỉ rõ: Phát triển mạnh du lịch, thương mại, dịch vụ, bằng nhiều loại hình du lịch sinh thái, du lịch lữ hành, nghĩ dưỡng, tắm biển, tham quan các di tích lịch sử danh thắng.

Đầu tư các cơ sở giải trí, các khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại có chất lượng cao để phuc vụ khách du lịch và người tiêu dùng. Tập trung đầu tư khai thác và phát huy hiệu quả các khu du lịch trọng điểm khác của tỉnh. Gắn du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng với con đường Di sản Miền Trung.

Tốc độ tăng trưởng GDP ngành du lịch giai đoạn 2005-2010 dự kiến đạt 12- 14%, tăng cao hơn so với tốc độ tăng GDP của tỉnh (11-12%) [11].

Chương trình phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2006-2010, cũng đã xác định mục tiêu tổng quát là:

“Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch vụ trong GDP, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo tiền đề cho các ngành nghề khác phát triển;

- Phát triển du lịch theo hướng bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch.

- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch; tạo dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn khách du lịch. Nâng cao vị thế của du lịch Quảng Bình trong cả nước và Quốc tế; dần dần xây dựng Quảng Bình không chỉ là điểm dừng chân của du khách trong và ngoài nước mà trở thành điểm đến hấp dẫn, độc đáo và mến khách” [33].

Trên cơ sở mục tiêu và định hướng vĩ mô của Nhà nước và của tỉnh Quảng Bình, sau khi tham khảo ý kiến một số chuyên gia và các nhà quản lý, tác giả đề xuất những mục tiêu và định hướng phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2009-2015 như sau:

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 81 - 82)