Đầu tư phát triển du lịch văn hóa sinh thái của Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 44 - 47)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.2.Đầu tư phát triển du lịch văn hóa sinh thái của Nhà nước

* Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chung

Sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới, khu vực Trung tâm Phong Nha đã được tỉnh Quảng Bình đầu tư hàng trăm tỷ

đồng để xây dựng cơ sở vật chất phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng.

Hệ thống giao thông nội vùng đã được đầu tư nâng cấp đáng kể, đường 20 Quyết thắng đoạn từ km0 đến Hang Tám Cô đã được nâng cấp, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây chạy theo chiều dọc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được Nhà nước đầu tư hoàn thành từ năm 2003 đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, đồng thời tạo điều kiện tốt để du khách và các nhà đầu tư tiếp cận với các tiềm năng du lịch.

Đoạn đường nối nhánh Đông đường HCM đến Trung tâm Phong Nha cũng đã được cải tạo, nâng cấp rộng rãi, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho phương tiện vận chuyển khách du lịch đến với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hệ thống điện lưới Quốc gia; các mạng điện thoại di động Vinaphone, Mobilphone, Viettel; mạng Internet, Trạm y tế, Bãi thu gom rác thải cũng đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng khu vực Trung tâm Phong Nha phát triển khá nhanh, từ một vùng quê miền núi nghèo về mọi mặt nhưng hiện nay bộ mặt xã Sơn Trạch đã bắt đầu hình thành dáng dấp của một thị trấn du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại đây cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng tại Trung tâm Phong Nha vẫn còn rất nhiều hạn chế; hệ thống cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải chưa có; các phòng thí nghiệm, trạm quan trắc môi trường, công trình phúc lợi tập thể và hạ tầng xã hội khác như: Trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách tham quan ở lại qua đêm chưa được đầu tư xây dựng. Hệ thống điện lưới Quốc gia, thông tin viễn thông tại các địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch VHST bên trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và dọc 2 tuyến đường HCM nhánh Tây, đường 20 Quyết thắng chưa được xây dựng, nên chưa hỗ trợ tốt cho cho công tác quản lý bảo vệ VQG. Đồng thời, cũng chưa tạo sức thu hút đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

* Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khách tham quan tại các điểm du lịch văn hóa sinh thái

Khu Trung tâm đón khách tham quan động Phong Nha, động Tiên Sơn được xây dựng từ năm 1995, qua một thời gian sử dụng cơ sở vật chất ở đây đã xuống cấp nghiêm trọng. Sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới, khách tham quan tăng nhanh, tỉnh Quảng Bình đã đầu tư từ nguồn vốn ngân sách địa phương hàng chục tỷ đồng (tranh thủ thêm nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương - qua Tổng cục Du lịch) để xây mới, cải tạo và nâng cấp tất cả các hạng mục Bãi đỗ xe, Bến thuyền, Nhà đón tiếp thuyết minh, Nhà nghỉ chân của du khách. Hệ thống các nhà vệ sinh, Hệ thống điện chiếu sáng và đường đi lại trong các hang động cũng được cải tạo sửa chữa.

Khu đón tiếp và phục vụ khách tham quan, dâng hương tại điểm du lịch văn hóa Đền tưởng niệm TNXP km 16 đường 20 đã được đầu tư xây dựng các hạng mục: Nhà đón tiếp khách, bãi đỗ xe, nhà trực bảo vệ, nhà vệ sinh.

Các Trạm kiểm lâm tại ba Cổng VQG như: Trạm kiểm lâm km6 đường 20 Quyết thắng, Trạm kiểm lâm Trộ Mơợng và Trạm kiểm lâm Ubò đã được xây dựng, vừa là nơi làm việc của lực lượng kiểm lâm vừa kết hợp làm nơi đón tiếp, giới thiệu phục vụ khách du lịch VHST trong những năm tới.

Tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch VHST từ năm 2003 đến 2008 là 56 tỷ 923 triệu đồng, trong đó Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng làm chủ đầu tư 31 tỷ 689triệu đồng, Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch) làm chủ đầu tư 25 tỷ 234 triệu đồng.

Bảng 3 Tình hình đầu tư vốn của Nhà nước 2003-2008

Chỉ tiêu ĐVT Tính theo từng năm BQ

2003 2004 2005 2006 2007 2008

1.Số tiền triệu đồng 4.511 10.426 6.822 7.762 9.264 18.138 9.487 2.TĐPT liên hoàn % - 231,1 65,4 113,8 119,4 195,8 - 3.TĐPT định gốc % 100,0 231,1 151,2 172,1 205,4 402,1 -

4.TĐPTBQ 2004-2008 % - - - 132,1

Kết quả Bảng 3 cho thấy, thời gian qua tỉnh Quảng Bình đã rất quan tâm đầu tư nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tốc độ tăng vốn đầu tư cao, năm 2004 tăng 131,1%, năm 2008 tăng 95,8%. So với năm 2003 thì vốn đầu tư năm 2008 tăng 302,1%. Tuy nhiên, có năm vốn đầu tư giảm (năm 2005 giảm 34,6%), bình quân cả giai đoạn 2003 đến 2008 vốn đầu tư tăng 32,1%.

Mặc dù tốc độ tăng vốn đầu tư cao nhưng giá trị tuyết đối của nguồn vốn đầu tư còn quá ít nên cơ sở vật chất hiện nay vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Do quá trình đầu tư xây dựng thiếu thiết kế quy hoạch tổng thể nên kiến trúc xây dựng của các công trình chưa đẹp, thiếu sự hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, việc nâng cấp sửa chữa chắp vá nên thiếu đồng bộ trong quá trình vận hành, sử dụng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 44 - 47)