Mục tiêu, định hướng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 82 - 84)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.1.2. Mục tiêu, định hướng

Mục tiêu

Tập trung khai thác có hiệu quả các giá trị đặc hữu của Di sản để phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch VHST, đóng góp một phần thu cho ngân sách địa

phương, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống của cộng đồng nhân dân địa phương; tạo tiền để phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội khác của tỉnh; phát triển du lịch theo hướng bền vững, bảo tồn nguyên vẹn các giá trị về địa mạo địa chất, đa dạng sinh học, văn hóa lịch sử; giữ gìn môi trường sinh thái.

Định hướng chung

Đầu tư xây dựng VQG Phong Nha - Kẻ Bàng thành một trung tâm du lịch hấp dẫn, với nhiều sản phẩm du lịch VHST độc đáo không chỉ của tỉnh Quảng Bình mà còn là của khu vực miền Trung và của cả nước, phát triển theo hướng bền vững, làm động lực thúc đẩy du lịch Quảng Bình và du lịch các tỉnh Miền Trung phát triển, góp phần đưa du lịch Việt Nam từng bước phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên Thế giới .

Định hướng cụ thể

Bên cạnh loại hình du lịch VHST động Phong Nha, động Tiên Sơn đang khai thác hiện nay, qua quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá tiềm năng của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tác giả đề xuất định hướng phát triển các loại hình, điểm tuyến du lịch VHST sau:

* Loại hình Du lịch văn hóa

+ Tập trung đầu tư phát triển du lịch tham quan nghiên cứu, trải nghiệm và tìm hiểu bản sắc văn hóa của các các tộc người Arem; Trì, Mày, Khùa; đặc biệt quan tâm các Lễ đập trống, Lễ đâm Trâu, Lễ cầu mùa, Lễ lấp lỗ, thưởng thức rượu cần, bồi ốc xã Thượng Trạch; nghệ thuật Hát Tuồng (hát Bội) của xã Hưng Trạch.

+ Hình thành sản phẩm du lịch hoài niệm, về lại chiến trường xưa, cho du khách thăm lại tuyến đường HCM, đường 20 Quyết thắng, các địa điểm có thể tổ chức cho khách đến tham quan như: Bến Phà Xuân Sơn, Bến Phà Nguyễn Văn Trổi, Trọng điểm Trạ Ang, Trung tâm điều hành phát huy giá trị di tích đường HCM trên đất Quảng Bình đang được xây dựng tại km 15 đường 20 Quyết thắng, dự kiến sẽ hoàn thành năm 2012.

Đặc biệt, cần khẩn trương đầu tư để hoàn thiện điểm du lịch văn hóa Đền tưởng niệm TNXP tại km 16 đường 20.

* Loại hình Du lịch sinh thái

+ Đầu tư xây dựng và hình thành các sản phẩm du lịch sinh thái trên sông Son, Sông Chày, Suối nước Mọoc, Thung lũng Di sản Phong Nha, Thung lũng Sinh tồn, Chinh phục đỉnh núi UBò, Thác Gió, Hồ Bồng Lai - Tiên Cảnh, Rừng Gáo.

+ Du lịch Quan sát thú ở Khu nuôi thả động vật bán hoang dã Núi đôi, quan sát quần thể Vượn Ski trên đỉnh núi UBò; tham quan, nghiên cứu quần thể Bách xanh trên núi đá vôi được phân bố khoảng 2.400 ha tại km 19 đường 20; tham quan nghiên cứu Vườn thực vật.

+ Tổ chức khai thác thêm loại du lịch VHST, thưởng ngoạn cảnh quan kết hợp nghiên cứu, tìm hiểu các di chỉ khảo cổ trong các hang động; tổ chức du lịch mạo hiểm khám phá hang Đại Cáo, Hang Vượt (Over Cave), đặc biệt là khám phá hang Sơn Đòong, một hang động mới được Đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh phát hiện tháng 4 năm 2009; kết quả khảo sát bước đầu cho biết đây có thể là hang động lớn nhất Thế giới. Lưu ý không nên đưa vào khai thác tràn lan tất cả các hang động; loại hình du lịch mạo hiểm chỉ tổ chức cho một số du khách có thiên hướng về khám phá tự nhiên, thích mạo hiểm, không tổ chức đại trà loại hình du lịch này.

+ Tổ chức nhân rộng mô hình “Làng du lịch cộng đồng” đã hình thành tại Thôn Chày, xã Phúc Trạch.

Tùy theo tiến độ đầu tư các điểm du lịch VHST, điều kiện thời gian và sức khỏe của từng đối tượng khách để thiết kế thành các tuyến du lịch phù hợp phục vụ các đối tượng khách tham quan.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 82 - 84)