Biện pháp đối với các nhân tố trung gian:

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 93 - 98)

. Biện pháp đối với nguồn bệnh:

2. Biện pháp đối với các nhân tố trung gian:

Các nhân tố trung gian truyền bệnh có vai trò quyết định trong việc làm bệnh lây lan. Chúng có thể biến dịch lẻ tẻ thành dịch lưu hành

Các biện pháp đối với nhân tố trung gian đều nhằm làm cho chúng không mang mầm bệnh hoặc làm cho mầm bệnh bị tiêu diệt bằng cách tiêu độc thường xuyên. Đối với những nhân tố trung gian truyền bệnh là sinh vật như côn trùng, chuột…cần thực hiện các biện pháp tiêu diệt chúng hoặc ngăn cản chúng tiếp xúc với gia súc gia cầm

Mầm bệnh lây từ con vật ốm sang con vật khoẻ bằng nhiều đường thông qua các nhân tố trung gian truyền bệnh

Đối với những bệnh lây qua đường tiêu hoá, cần chú ý đến vệ sinh thức ăn, nước uống, cấm chăn thả ở những nơi nhiễm mầm bệnh (nhiễm nha bào nhiệt thán). Ở các bãi chăn hoặc các nguồn nước bị nhiễm các chất bài tiết của gia súc ốm, các chất thải của các xí nghiệp chế biến thú sản, lò sát sinh. Phải bảo quản tốt các loại thức ăn: thực hiện tốt việc tiêu độc, tiêu diệt côn

trùng, chuột, giải quyết tốt phân, rác, nước tiểu gia súc ốm, bảo đảm vệ sinh chuồng trại

Đối với những bệnh lây qua đường hô hấp, nhân tố trung gian truyền bệnh duy nhất là không khí, việc cắt đứt đường truyền bệnh này là việc rất khó khăn. Cần giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, tránh nhốt gia súc gia cầm chật chội. Cần thường xuyên tiêu độc chuồng trại. Thỉnh thoảng cần chăn thả gia súc ngoài trời. Tránh để phân, ổ lót bẩn lưu lại lâu trong chuồng. Tránh làm bụi bay nhiều khi quét dọn chuồng

Đối với những bệnh lây qua đường máu, nhân tố trung gian truyền bệnh duy nhất là sinh vật môi giới hút máu: cần tiêu diệt hoặc ngăn cản chúng tiếp xúc với vật nuôi

Đối với những bệnh lây lan qua da hoặc niêm mạc thì có nhiều loại nhân tố trung gian, nên cần có nhiều biện pháp như tránh cho gia súc khoẻ tiếp xúc trực tiếp với gia súc ốm và các nhân tố trung gian. Cần giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh vết thương. Cần thường xuyên tiêu độc ngoại cảnh…

Tóm lại cắt đứt đường truyền bệnh là xoá bỏ các nhân tố trung gian, chủ yếu là thực hiện các biện pháp về vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại, thân thể và cuối cùng là thực hiện tiêu độc, tiêu diệt côn trùng, chuột

Tiêu độc

Tiêu độc nhằm mục đích tiêu diệt trên các nhân tố trung gian truyền bệnh (do nhiễm từ các chất bài tiết của vật nuôi ốm, từ các xác vật chết bệnh, từ vật nuôi mang trùng) và tiêu diệt mầm bệnh ngay trên cơ thể vật nuôi

Tiêu độc chỉ có ý nghĩa thật sự khi cùng tiến hành các biện pháp phòng chống bệnh tổng hợp, vì tiêu diệt mầm bệnh ở ngoại cảnh vẫn không loại trừ được nguồn bệnh (con mang trùng không nhận biết được)

Đối tượng tiêu độc rất rộng rãi: chuồng trại, bãi chăn, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ đã tiếp xúc với gia súc gia cầm, phương tiện vận chuyển, nơi tập trung gia súc, nguyên liệu gia súc (da, lông..), các nơi chế biến và lưu trữ nguyên liệu gia súc, thức ăn, nước uống, thân thể gia súc, tay chân, quần áo của người chăn nuôi

Tiêu độc cơ giới: thu dọn phân rác, rơm rạ độn chuồng, chôn thức ăn thừa, đốt hoặc làm phân, cọ rửa hoặc cạo lớp ngoài của dụng cụ, mặt tường, nền nhà sân chơi, bãi chăn, cống rãnh

Tiêu độc vật lý: có nhiều phương pháp như dùng ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao (lửa, nước đun sôi, hơi nước…), tia tử ngoại…

Tiêu độc hoá học: (phương pháp sử dụng rộng rãi nhất trong thú y). Hiệu lực tác dụng của các chất hoá học phụ thuộc vào tác dụng đặc hiệu của chất đó và sức đề kháng của từng loại mầm bệnh đối với chất đó. Hiệu lực tác dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: nồng độ của hoá chất, đối tượng tiêu độc, thời gian tác dụng của thuốc trên đối tượng, tính chất vật lý, hoá học của đối tượng tiêu độc.

Các chất hoá học dùng để tiêu độc phải đảm bảo các yếu tố sau:  Có khả năng diệt nhiều loại mầm bệnh

 Ít độc đối với gia súc và người  Dễ hoà tan trong nước

 Không làm hỏng dụng cụ  Dễ sử dụng, rẻ tiền

Biện pháp đối gia súc thụ cảm:

Các biện pháp phòng bệnh đối với gia súc gia cầm cảm thụ nhằm làm tăng sức đề kháng của chúng đối với bệnh. Các biện pháp đó bao gồm những vấn đề sau:

Vệ sinh phòng bệnh:

Nhằm tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu của gia súc, gia cầm, bao gồm vệ sinh ăn uống,chuồng trại, chăn thả, thân thể…vệ sinh sử dụng, khai thác, sinh sản…

Cải tiến kỹ thuật chăn nuôi:

phối hợp khẩu phần thích hợp, xây dựng chuồng trại hợp lý, cải tiến việc quản lý chăm sóc, dùng công cụ cải tiến trong chăn nuôi, chọn lọc cải tạo giống, cơ giới hoá chăn nuôi…là nội dung cải tiến kỹ thuật, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về nhiều mặt sinh lý, sinh hoá, sinh thái, dinh dưỡng học, di truyền học, vệ sinh thú y… Tiêm phòng: là biện pháp phòng bệnh tích cực Tiêm phòng bằng vaccin: là phương pháp đưa vaccin vào cơ thể tạo miễn dịch chủ động cho vật nuôi

Các loại vaccin:

 Vaccin nhược độc  Vaccin vô hoạt

 Giải độc tố

 Vaccin hoá học hấp phụ

Nguyên tắc sử dụng vaccin:

 Nơi có ổ dịch cũ: tiêm phòng cho đàn vật nuôi trước mùa phát bệnh  Nơi đang phát bệnh: đối với gia súc đã mắc bệnh: cấm không sử

dụng vaccin ngay mà phải dùng kháng huyết thanh hoặc kháng sinh thích hợp điều trị

 Đối với gia súc khoẻ mạnh hoặc xung quanh ổ dịch thì tiêm ngay vaccin để tạo vành đai miễn dịch

 Đối với gia súc khác loài nhưng cảm thụ với bệnh: cần tiêm vaccin phòng bệnh đó

 Tiêm liên tục sau thời hạn kháng thể do vaccin tạo ra hết hiệu lực (tiêm nhắc lại), tiêm đạt tỷ lệ cao để tạo miễn dịch vững bền cho vật nuôi

Kỹ thuật dùng:

Đường tiêm: vaccin được tiêm dưới da (những vaccin keo phèn và tiêm với số lượng lớn), có loại tiêm đúng dưới da (để tránh phản ứng), các vaccin nhược độc tiêm liều nhỏ có thể tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Một số vaccin dùng bằng đường uống, nhỏ mắt, nhỏ mũi, chủng vào dưới da, xát vào da,, bơm vào không khí cho gia cầm hít. Không tiêm vaccin vào mạch máu Vaccin phải được bảo quản tốt, để chỗ tối, râm mát, nhiệt độ bảo quản thích hợp (2 – 25oC). Vaccin chế từ virus phải bảo quản ở -15oC. Tránh vương vãi vaccin nhược độc

Phản ứng sau khi tiêm: vật nuôi có thể bị phản ứng do chất phụ trong vaccin, do tiêm vào cơ thể đang nung bệnh, tiêm sâu vào bắp thịt, có thể làm tái phát các quá trình bệnh sẵn có trong cơ thể. Tính phản ứng của gia súc quá mạnh cũng gây nên phản ứng khi tiêm.

Tiêm phòng bằng kháng huyết thanh: sau khi tiêm huyết thanh vài giờ thì cơ thể có miễn dịch thụ động, nhưng thời gian miễn dịch rất ngắn (1 – 3 tuần), vì vậy sau khi tiêm kháng huyết thanh 10 ngày cần tiêm vaccin để tạo miễn dịch chủ động lâu dài

Các biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng:

Có nhiều biện pháp, nhưng đều nhằm mục đích không cho mầm ký sinh trùng (trứng, phôi thai) phát triển, đi hết chu kỳ tiến hoá của nó, để nó

không thể sinh ký sinh trùng trưởng thành mới được. Diệt ở giai đoạn thứ nhất:

Ký sinh trùng trưởng thành đẻ trứng ở ký chủ cuối cùng, có thể diệt bằng 2 phương pháp:

 Dùng thuốc đặc hiệu tẩy ký sinh trùng cho toàn đàn theo định kỳ  Tiêu diệt ký sinh trùng bằng cách giết tất cả gia súc bị mắc bệnh.

Phương pháp này cần thực hiện ngay khi bệnh mới bắt đầu

Diệt ở giai đoạn thứ 2: có 2 phương pháp:

 Tiêu diệt hầu hết trứng bằng cách thu nhặt hết phân gia súc ốm trong chuồng đem chôn; hoặc ủ phân sinh học…để giết trứng, phôi thai và ấu trùng

 Đối với những vật nuôi chăn thả thì tạo điều kiện không cho trứng phân tán trên đồng cỏ, bằng cách làm cho đồng cỏ khô ráo. Muốn trừ bỏ điều kiện ẩm độ, phải giữ chuồng cao, có độ dốc, thoát nước tốt,… làm cho chuồng luôn khô ráo, tháo khô các đồng cỏ lầy, lấp các hố, vũng ao tù, dọn hết rong rêu trên đồng cỏ, thường xuyên thay ổ lót chuồng.

Diệt ở giai đoạn thứ 3 và thứ 4:

 Giết tất cả phôi thai và ấu trùng ngoài đồng cỏ hoặc ao tù. Rắc vôi, sulfat sắt, sulfat đồng…có thể diệt được cả mầm trùng và ký chủ trung gian (ốc), hơn nữa đó cũng là những loại phân bón. Lượng dùng: + 400kg/ ha đồng cỏ

+ 5kg/ 100m2 ao

 Không cho phôi thai hay ấu trùng xâm nhập vào cơ thể ký chủ. Có nhiều phương pháp khác nhau (tuỳ theo ký sinh trùng có ký chủ trung gian hay không):

Đối với ký sinh trùng tiến triển trực tiếp:

Tránh bệnh lây lan trực tiếp: cách ly vật ốm, tiêu độc chuồng, dụng cụ. Đối với những ký sinh trùng có vỏ trứng dày hay vỏ bọc của một số loại tuyến trùng có sức đề kháng mạnh, phải dùng sức nóng trên 50oC mới diệt được

Tránh bệnh lây qua thức ăn nước uống: cho uống nước có nguồn lưu thông và trong sạch, không chăn thả hoặc cắt cỏ ở đồng cỏ nhiễm bệnh vào những ngày mưa dầm hay buổi sáng nhiều sương. Có thể luân phiên đồng cỏ hằng năm chăn thả một loài gia súc. Phải kiểm tra và định kỳ tẩy ký sinh trùng Đối với ký sinh trùng tiến triển gián tiếp

Tiêu diệt càng nhiều càng tốt các ký chủ trung gian, nhưng chỉ áp dụng đối với những con vật vô ích hay có hại (muỗi, ruồi, ốc...)

Không cho ký chủ trung gian tiếp xúc với những con vật bệnh hay những sản phẩm có chứa ký sinh trùng

Không cho ký chủ trung gian mang mầm bệnh tiếp xúc làm lây bệnh sang ký chủ cuốI cùng (đốt ký chủ hoặc để ký chủ này ăn phải)

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)