Đặc điểm hô hấp của gia cầm

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 47 - 48)

- Acid folic

2. Đặc điểm hô hấp của gia cầm

* Hệ thống hô hấp của gia cầm khác loài có vú như:

 Phổi nhỏ và dính vào xương sườn và lồng ngực, phổi chỉ nở ra khi lồng ngực nở ra

 Đường dẫn khí gồm: khí quản, phế quản sơ cấp chạy vào phổi phân nhánh cho ra cho phế quản thứ cấp rồi đến phế quản tam cấp phân nhánh cho ra một màng lưới mao quản khí

 Sự hiện diện của túi khí, có 9 túi khí (1 cặp túi khí ở cổ, 1cặp túi khí ngực trước, 1 cặp túi khí ngực sau, 1 cặp túi khí bụng và một túi khí ở vùng bả vai). Các túi khí nối liền với phổi bởi các phế quản sơ cấp và thứ cấp, phế quản tam cấp, hoặc các phế quản từ đầu túi khí đi vào phổi. (Trừ túi khí cổ)

Lồng ngực gia cầm rất phát triển, xương ức tương đối lớn, không có cơ hoành. Phổi gia cầm thiếu khả năng đàn hồi, diện tích phổi hẹp, nó cố định

tựa vào sườn. Xương sườn giãn làm không gian xoang ngực giãn và mở rộng hút không khí vào. Lúc xoang ngực co sẽ gây ra động tác thở ra.

Lúc hít vào, không khí qua phổi vào các nhánh nhỏ, và cuối cùng vào các túi khí, lúc thở ra thì ngược lại. Phổi gia cầm nhỏ nhưng do không khí hai lần tuần hoàn nên vẫn đảm bảo cung cấp O2 và thải CO2.

Tổ chức túi khí gia cầm rất phát triển. Khi gia cầm bay chúng có tác dụng rất quan trọng trong việc điều chỉnh trọng tâm và điều hoà thân nhiệt. Túi khí còn làm giảm thể trọng gia cầm khi bơi lội

Nhịp thở gia cầm như sau: (lần/ phút)  Gà : 22 – 25

 Vịt : 15 – 18

Ngỗng : 9 – 10 Sinh lý tiêu hóa

Tiêu hoá là một quá trình phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn từ những hợp chất hoá học phức tạp chuyển biến thành chất đơn giản mà cơ thể động vật có thể hấp thu, lợi dụng được.

Trong quá trình trao đổi chất động vật không ngừng lấy thức ăn từ ngoại cảnh để cung cấp vật chất và năng lượng. Trong thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể động vật để duy trì quá trình sống bình thường. Những chất dinh dưỡng này gồm có: protein, glucid, lipid, muối vô cơ, nước và vitamin.

Protein, glucid, lipid trong thức ăn (gia súc phải lấy từ thực vật hoặc động vật khác) sau khi vào ống tiêu hoá của gia súc phải được phân giải thành vật chất đơn giản mới có thể được gia súc lợi dụng để tạo thành vật chất đặc biệt của bản thân chúng. Riêng muối vô cơ, nước và vitamin có thể được hấp thu ở trạng thái ban đầu.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)