Khoảng thời gian có mang

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 61 - 62)

- Acid folic

b.Khoảng thời gian có mang

Thay đổi theo loài, dòng (rõ nhất ở ngựa), yếu tố môi trường và di truyền.  Ảnh hưởng do di truyền: Di truyền mà bào thai thừa hưởng của

cha và mẹ có liên quan đến khoảng thời gian có mang. Khác với quan niệm trước kia cho rằng con đực có ảnh hưởng đến khoảng thời gian có mang ở bò, ngày nay thì di truyền của bào thai hưởng từ cha, mẹ là chính.

 Ảnh hưởng do môi trường: gồm có nội môi trường và ngoại môi trường

* Nội môi trường

 Sinh lý thú mẹ:

o Tuổi, trọng lượng, bộ phận sinh dục… o Kích thước, phái tính, trọng lượng thai o Số con/lứa

Trọng lượng và kích thước của một hay nhiều thai có ảnh hưởng đến thời gian mang thai ở cừu, bò nhưng không quan trọng trên heo. Bò sinh đôi sẽ sinh sớm hơn 3- 6 ngày, cừu sinh đôi sẽ sớm hơn 0,6 ngày. Heo không có ảnh hưởng gì.

 Phái tính: bò sữa, bò thịt, ngựa…khoảng thời gian mang thai đực lâu hơn thai cái từ 1-2 ngày. Cơ chế tác động chưa rõ.

* Ngoại môi trường: khí hậu, dinh dưỡng, khoảng thời gian trong ngày…cũng có ảnh hưởng đến thời gian mang thai.

Ví dụ:

 Bò sữa mang thai trong mùa xuân sẽ kéo dài khoảng thời gian mang thai 2 ngày so với mùa thu.

 Ngựa dinh dưỡng tốt sanh sớm hơn 4 ngày so với nuôi trên đồng cỏ và rơm.

 Cừu dinh dưỡng thấp 1/3 chót của kỳ có mang sẽ sanh sớm hơn 5 ngày.

Mùa phối giống: ngựa cái dòng Á rập phủ trong tháng 12 đến tháng 5 thì thời gian mang thai dài thêm 10 ngày so với các con phủ từ tháng 6 đến tháng 11 (Howell & Rollins, 1951).

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 61 - 62)