Nhóm sulfamid và một số chế phẩm

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 76 - 78)

- Acid folic

a. Nhóm sulfamid và một số chế phẩm

 Định nghĩa: là những chất hoá học được điều chế từ phương pháp tổng hợp chất từ chất đầu tiên là Sulfanilamid (thành phần chính là para- amino- sulfamid- benzen), bằng cách thay thế gốc R, ta có những sulfamid khác nhau

 Tính chất lý hoá học: là chất bột kết tinh màu trắng hơi vàng, không mùi, vị hơi chát. Có loại tan trong nước nhiều, có loại tan ít, loại không tan.

 Tác dụng dược lý:

o Sulfamid có thể kiềm hãm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau kể cả vi khuẩn gram (+) và gram (-). o Ức chế quá trình sinh sản của vi khuẩn.

o Kích thích khả năng thực bào của vi khuẩn

 Cơ chế tác dụng: Vi khuẩn muốn tăng trưởng phải có acid Folic, PABA là nguyên liệu quan trọng để tạo nên acid Folic. Sulfamid có công thức cấu tạo rất giống chất trên, nên cùng một nồng độ thích hợp Sulfamid sẽ thay chỗ PABA làm cho vi trùng không phát triển và nhờ đó yếu tố thực bào của cơ thể tiêu diệt được vi trùng

o Dùng thuốc đúng bệnh: Sulfamid nào hấp thụ nhanh trị bệnh ở máu và đường tiết niệu. Sulfamid hấp thụ tương đối nhanh và thải trừ chậm trị bệnh trong máu. Sulfamid nào hấp thụ chậm nằm lâu trong đường tiêu hóa trị bệnh ở đường tiêu hoá. Sulfamid nào ít hấp thu sẽ dùng để rắc vết thương

o Dùng càng sớm càng tốt, vì lúc đó vi trùng còn ít thì chỉ cần lượng nhỏ Sulfamid. Các vi trùng xâm nhập ngay từ đầu đã sinh sôi nảy nở đang ở dạng non, thuốc tác dụng dễ hơn, mạnh hơn. Nếu dùng ở vết thương phải rửa sạch mủ và cắt bỏ phần thối hỏng

o Sử dụng liều cao ngay từ đầu, dùng liên tục, đủ liều lượng và có thể dùng thêm 1 – 2 ngày sau khi khỏi bệnh

o Phải chia uống nhiều lần trong ngày để tránh độc và đảm bảo nồng độ cao trong máu

o Phải uống nhiều nước để tránh tắc ống thận

o Không dùng các thuốc phản tác dụng của Sulfamid: Adrenalin, rượu, thạch tín, Iod, Piramidon, Urotropin o Bồi dưỡng thêm gia súc bệnh bằng vitamin để tăng sức đề

kháng

o Nếu dùng 4 – 5 ngày không khỏi bệnh thì phải đổi thuốc  Một số loại Sulfamid thường dùng:

o Ganidan (Sulfaguanidin): là sulfamid ít độc nhất. Trị các bệnh về đường ruột

o Sulfathiazol: độc gấp 3 lần Ganidan. Thường dùng trị các bệnh tụ huyết trùng, heo con tiêu phân trắng, các trường hợp viêm nhiễm trùng, nung mủ, mụn nhọt, thối loét lâu, viêm phổi, rắc vết thương. Uống nhiều lần trong ngày, uống nhiều nước kèm theo NaHCO3

o Sulfadiazin: là sulfamid có tác dụng tốt vì có tác dụng rộng, ít độc cho cơ thể. Thường dùng trị bệnh tụ huyết trùng, thoái loét, nhiễm trùng, viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, viêm tử cung hoá mủ

o Sulfamerazin và Sulfadimerazin: là loại sulfamid có tác dụng rộng và ít độc hơn Sulfatiazon. Dùng điều trị tụ huyết trùng, viêm phổi, mụn nhọt, lở loét, viêm vú, viêm bộ phận sinh dục, tiết niệu

o Sulfanilamid: thường dùng rắc vết thương vì nó kém tác dụng hơn các loại Sulfamid khác

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)