Dự trữ thức ăn

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 40 - 42)

- Acid folic

2.Dự trữ thức ăn

Dự trữ thức ăn nhằm giữ cho thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi người ta thường dùng phương pháp làm khô đối với cỏ, rơm và các loại củ, hạt...Ngoài ra, đối với thức ăn nhiều

nước như thức ăn xanh thì người ta còn có thể dự trữ bằng phương pháp ủ chua.

Tại các nước nhiệt đới có mùa khô kéo dài, một trong những điều được các chăn nuôi quan tâm nhất là làm thế nào có một cơ sở thức ăn vững chắc cho đàn gia súc trong mùa vụ khắc nghiệt này. Bởi vì, khi mùa khô đến là lúc cỏ ra hoa kết hạt, thân lá già, ít có giá trị dinh dưỡng. Muốn thu hoạch lúc còn tốt, phải cắt sớm hơn, lúc mùa mưa chưa kết thúc. Điều này thường thất bại do điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến phẩm chất cỏ khi phơi khô và dự trữ.

Trong điều kiện đó, ngoài việc phơi khô thức ăn phải dùng nhiều cách dự trữ khác nhau. Như vậy, vừa tận dụng tốt khả năng của đồng ruộng vừa cho thức ăn có chất lượng cao. Những biện pháp đó thường là: sấy khô, ủ chua, muối, xử lý hoá chất…

a. Làm khô

Là quá trình làm khô thức ăn cho đến khi có ẩm độ thích hợp để có thể dự trữ trong thời gian dài.

Cỏ khô phải được thu gom càng nhanh càng tốt. Biện pháp đóng bánh cỏ là cách bảo quản tốt nhất. Có thể dự trữ bằng cách đóng bánh hay cột lại thành từng bó và đem cất nơi có mái che. Nếu không có điều kiện dự trữ nơi có mái che thì đóng cỏ phải được đóng chặt, phía trên có độ dốc để thoát nước. Nên chú ý thường xuyên theo dõi tình trạng của cỏ, nếu thấy cỏ bị ẩm phải đem ra phơi lại để tránh cỏ bị mốc.

Thường có nhiều cách để làm khô như sau:

b. Phơi khô

Là cách làm rẻ tiền vì tận dụng được ánh sáng, nhất là ở các nước nhiệt đới. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào thời tiết, diện tích sân phơi và thời gian kéo dài.

Để giảm các yếu điểm trên, người ta trải thành các lớp mỏng, hay phơi trên các giá, phơi thành đống, phơi thành các bó nhỏ... Chú ý phải trở cỏ 1 – 2 lần để cỏ khô đều.

Có thể đánh giá cỏ khô bằng cách nắm một nắm cỏ trong lòng bàn tay, sau đó mở ra. nếu cọng cỏ gãy ngang và không bung ra là cỏ đã khô. Nếu cỏ chỉ gập lại và bung ra từ từ là cỏ chưa khô hẳn.

Làm khô thức ăn ở nhiệt độ cao trong một thời gian ngắn. Chất lượng cỏ tốt hơn, không phụ thuộc vào thời tiết nhưng giá thành cao hơn, đòi hỏi phải đầu tư trang thiết bị đắt tiền. Thường chỉ dùng với thức ăn chất lượng cao.

d. Thông gió

Cỏ được làm khô bằng thông gió, có thể đánh đống cỏ sau khi đã làm khô một phần, sau đó dùng biện pháp thông gió để làm khô tránh thiệt hại về cơ giới và không phụ thuộc vào thời tiết. Nhiều nước trên thế giới đã dùng các nhà kho có hệ thống thông gió để dự trữ cỏ, hệ thống này tránh được hiện tượng cháy của cỏ. Phương pháp này tiện lợi, nhưng cần trang bị thêm vật tư và nhiên liệu.

e. Ủ chua

Ủ chua là quá trình bảo quản thức ăn xanh rất hiệu quả. Bởi vì, thức ăn được dự trữ trong môi trường yếm khí và acid sẽ không bị biến đổi thành phần dinh dưỡng, có thể dự trữ trong một thời gian dài. Muốn tạo được điều kiện như trên, thức ăn được đặt trong hầm ủ, nén chặt hay hút hết không khí trong đống thức ăn, các vi sinh vật yếm khí sẽ lên men một phần thức ăn tạo nên môi trường acid, thức ăn sẽ không bị biến đổi. Tuy nhiên, trong quá trình ủ người ta có thể sử dụng thêm hóa chất để tạo môi trường acid cho đống thức ăn.

Chỉ tiêu đánh giá thức ăn ủ chua.

Tiêu chuẩn đánh giá

Chỉ tiêu đánh giá Tốt Trung bình Xấu Màu sắc Mùi Độ pH Vàng xanh Thơm < 4 Vàng lẫn xám Thơm 4 – 5 Đen Khó chịu > 5 Sinh lý hô hấp

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 40 - 42)