Thành phần hoá cơ thể động vật và thực vật

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 28 - 35)

- Acid folic

2.Thành phần hoá cơ thể động vật và thực vật

Khẩu phần của gia súc chủ yếu là thực vật và những sản phẩm của thực vật, mặc dù có vài loại thức ăn có nguồn gốc động vật như bột cá, bột thịt, bột sữa, bột huyết… nhưng được sử dụng với số lượng rất hạn chế. Vì vậy, khi nghiên cứu về dinh dưỡng gia súc thì cần phải hiểu biết về cấu tạo hóa học của cả hai.

Nước

Động vật và thực vật đều có thành phần hóa học tương tự như nhau. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt về hàm lượng và chất lượng. Những thành phần chính của cơ thể động vật và thực vật như sau:

Bảng1.1: Cấu tạo hóa học của cơ thể động vật và thực vật

Loài Nước (%) Protein (%) Glucid (%) Lipid (%) Khoáng (%) Động vật ộng 55 – 65 15 – 21 1 13 – 24 2,8 – 4,8

vật

Thực vật 16 – 80 1 – 22 6 – 7 0,1 – 2 1 – 6

So sánh hàm lượng dưỡng chất trong thực vật và động vật:

 Chất hữu cơ ở động vật chủ yếu là protein và lipid, còn ở thực vật là glucid.

 Chất khoáng ở thực vật chủ yếu là N, P, K, Si; còn ở động vật chủ yếu là Ca, Mg, P.

 Hàm lượng vitamin ở thực vật cao hơn ở động vật do thực vật có thể tổng hợp được vitamin còn ở động vật thì hầu như không.  Màng tế bào ở thực vật chủ yếu là cellulose và hemicellulose, còn ở

động vật chủ yếu là protein và lipid.

3. Phương pháp xác định hàm lượng dưỡng chất trong thức ăn

Có nhiều phương pháp xác định hàm lượng dưỡng chất trong thức ăn, một phương pháp đơn giản và thông dụng nhất hiện nay là phương pháp phân tích phỏng định Weede. Hệ thống này phân chia thức ăn ra làm 6 thành phần dưỡng chất: Nước, khoáng, protein thô, chiết chất ether, xơ thô và chiết chất không đạm. Trong đó, nước và chất xơ là thành phần chủ yếu trong khẩu phần thức ăn, mặc dù nó không có giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể động vật.

a. Nước (ẩm độ)

Lượng nước trong thức ăn được xác định bằng cách sấy khô mẫu thức ăn ở nhiệt độ 100 – 150oC trong điều kiện áp suất thường.

Trọng lượng giảm đi của thức ăn sau khi sấy là trọng lượng nước, và được tính theo tỷ lệ phần trăm.

Công thức tính:

 % Ẩm độ toàn phần = 100 – %VCK  W : Trọng lượng mẫu.

 W2: Trọng lượng vật chứa và mẫu sau khi sấy.

Phương pháp này thích hợp cho một số lớn thức ăn nhưng các loại thức ăn có chứa tinh dầu, thức ăn ủ chua thì sẽ làm cho các acid béo bay hơi và tinh dầu có thể bị mất đi làm cho kết quả bị sai lệch (ẩm độ tính được thường lớn hơn thực tế).

b. Khoáng (Tro = Ash)

Là phần vô cơ còn lại sau khi đốt cháy hoàn toàn mẫu thức ăn khô ở nhiệt độ 550 – 600oC, trong lò nung.

Công thức tính:

 W : Trọng lượng mẫu.

 W1: Trọng lượng vật chứa mẫu.

 W2: Trọng lượng vật chứa và mẫu sau khi nung.

c. Protein thô (CP)

Hàm lượng protein thô được xác định bằng cách thông qua xác định hàm lượng nitrogen tổng số theo qui trình phân tích của Kjedahl.

Thức ăn được vô cơ hóa bằng acid sulphuric (H2SO4) đậm đặc để chuyển đổi đạm hữu cơ thành đạm vô cơ. Sau đó cho hợp chất đạm vô cơ này tác dụng với dung dịch base mạnh (NaOH) sẽ phóng thích NH3. NH3 tiếp tục được chưng cất theo hơi nước và được hứng trong một dung dịch acid loãng (H3PO4). Định lượng NH3 thu được bằng cách chuẩn độ với một acid chuẩn (H2SO4) ta sẽ tính được nitrogen tổng số của mẫu thức ăn.

 N(%): Tỷ lệ phần trăm của nitrogen có trong mẫu.  V : Thể tích H2SO4 dùng cho định phân mẫu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 V’: Thể tích H2SO4 dùng trong sự định phân thí nghiệm trắng.  N : Độ nguyên chuẩn của dung dịch H2SO4 dùng trong định phân.  W: Trọng lượng mẫu.

 Protein thô của thức ăn sẽ được qui đổi bằng cách nhân nitrogen tổng số với hệ số 6,25.

CP (%) = %N x 6,25

 Hệ số 6,25 được dùng cho tất cả các loại thức ăn, nhưng xét ra nó chỉ đúng trong trường hợp protein thuần.

d. Chiết chất ether (EE)

Dùng ether để chiết xuất chất béo theo phương pháp Soxhlet. Sự sai lệch trọng lượng của mẫu thức ăn trước và sau khi chiết xuất là trọng lượng của chất béo.

Công thức tính:

 W1: Trọng lượng giấy và mẫu trước khi chiết xuất.  W2: Trọng lượng giấy và mẫu sau khi chiết xuất.  W : Trọng lượng của mẫu.

Ngoài mỡ thuần ra, chiết chất ether còn chứa những chất hoà tan trong dung môi hữu cơ như sáp, các acid hữu cơ, sắc tố, vitamin tan trong dầu…Vì vậy mà gọi là mỡ hoặc dầu là không đúng.

e. Xơ thô (CF)

Là phần còn lại sau khi nấu mẫu thức ăn liên tiếp với dung dịch base mạnh và acid mạnh. Nguồn gốc của ý định ban đầu để xác định xơ thô là thành phần không tiêu hóa được nhưng thật ra thực ra gia súc có thể tiêu hóa được một phần xơ thô. Nhưng mức tiêu hóa thay đổi tùy theo loài gia súc:

Loài % Xơ thô tiêu hóa được

Nhai lại 50 – 90

Chuột cống 34 – 45 Ngựa 13 – 40 Người 25 – 62 Gà 20 – 30 Heo 3 – 25 Chó 10 – 30

f. Chiết chất không đạm (NFE)

Là hiệu số giữa trọng lượng thức ăn và 5 thành phần trên. Công thức tính:

NFE = 100 – (%CP + %CF + %EE + %Khoáng + %Ẩm độ)

Từ sơ đồ phân tích phỏng định ta thấy chiết chất không đạm là các glucid hòa tan như bột, đường, một ít hemicellulose, một ít lignin.

4. Vai trò của các chất dinh dưỡng a. Nước a. Nước

Nước được hấp thu trực tiếp qua màng ruột vào máu.

Nước giữ chức năng quan trọng là dung môi để hòa tan các chất dinh dưỡng đến nuôi mô cơ, chuyển chất thải từ mô đến các cơ quan bài tiết. Ngoài ra, nước còn giúp cơ thể điều hòa nhiệt cho cơ thể. Do nhiệt riêng của nước cao nên khi động vật sinh nhiệt lớn nhưng nhiệt độ cơ thể thay đổi rất ít.

b. Glucid

Glucid được hấp thu vào cơ thể dưới dạng các đường đơn như glucose, fructose,....

Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, tuy 1 gam glucid chỉ cung cấp 4,1 Kcal, trong khi 1 gam lipid cung cấp đến 9,3 Kcal, nhưng vì trong khẩu phần hàm lượng các chất glucid chiếm khoảng 70% nên nó đóng

vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể động vật.

c. Protein

Protein được hấp thu vào cơ thể dưới dạng các acid amin và là:

 Nguyên vật liệu xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể.

 Thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thành phần của các men và các nội tiết tố rất quan trọng trong các hoạt động chuyển hoá của cơ thể.

Đạm động vật có đủ các acid amin, đặc biệt là các acid amin không thay thế, cơ thể không tự sản xuất ra được. Riêng đạm của đậu nành tuy có nguồn gốc thực vật nhưng lại có đủ các acid amin không thay thế với lượng cao hơn cả thịt động vật.

d. Lipid

Lipid được hấp thu vào cơ thể dưới dạng các phân tử glycerine và acid béo. Là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Dung môi của các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E...

e. Khoáng

Muối khoáng được cơ thể hấp thu dưới dạng các ion khoáng như Ca++, Fe++,....

- Canxi (Ca)

 Giúp hình thành hệ xương và răng vững chắc.

 Có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nhiều enzym cũng như quá trình dẫn truyền thần kinh, hoạt động co cơ và sự đông máu bình thường.

 Rất cần ở gia súc non, gia súc sinh sản...

- Sắt (Fe)

 Cùng với protein tạo thành huyết cầu tố (hemoglobin) vận chuyển O2 và CO2 phòng bệnh thiếu máu. Tham gia vào thành phần các men oxy hóa khử trong cơ thể.

- Phospho (P)

 Giúp hình thành và duy trì hệ xương và răng vững chắc.

- Kẽm (Zn)

 Tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa, giúp chuyển hóa năng lượng và hình các thành tổ chức.

 Tăng tính ngon miệng và giúp cơ thể phát triển tốt.  Là thành phần của nhiều hormon và enzym.

- Iod (I)

Giúp tuyến giáp trạng hoạt động bình thường

f. Vitamin

 Được hấp thu trực tiếp dưới dạng các phân tử vitamin vào cơ thể động vật.

- Vitamin B1

 Giúp cho việc chuyển hóa các chất glucid thành năng lượng.

 Giúp cho cơ thể phát triển bình thường, ăn ngon miệng và không bị bệnh tê phù (beriberi).

- Vitamin B2

 Giúp cho cơ thể phát triển bình thường.

 Giữ hệ thần kinh và hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.

- Acid folic

 Giúp tạo hồng cầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vitamin B12

 Giúp tạo hồng cầu

 Giữ cho các tổ chức của hệ tiêu hóa và hệ thần kinh được tốt.

- Vitamin C

 Giữ cho thành mạch vững chắc.

- Vitamin A

 Đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da.

 Tăng cường sức đề kháng của cơ chống các bệnh nhiễm khuẩn.  Bảo vệ mắt, chống quáng gà và các thể bệnh khô mắt.

- Vitamin D

 Giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phosphor để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc.

- Vitamin E

 Bảo vệ chất béo trong tổ chức cơ thể không bị oxy hóa.

 Là chất chống oxy hóa (antioxydant) chủ yếu chống lại các gốc tự do.

g. Chất xơ (cellulose)

Ngoài các chất dinh dưỡng nói trên, cơ thể còn cần các chất xơ giúp đưa nhanh các chất thải ra khỏi ống tiêu hóa và phòng ngừa táo bón vì chất xơ giúp tăng khối xác, làm chất thải mềm để dễ dàng thải ra khỏi cơ thể.

Phân loại thức ăn

Tùy theo giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà người ta có thể chia ra các loại thức ăn chính sau đây:

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 28 - 35)