- Acid folic
3 Tiêu hoá ở dạ dày
Tiêu hoá ở dạ dày là giai đoạn tiêu hoá quan trọng. Thức ăn sau khi vào dạ dày chịu tác dụng cơ học và hoá học. Tác dụng của cơ học là do cơ trơn vách dạ dày co bóp, nhào trộn thức ăn, đẩy thức ăn vào ruột. Sự biến đổi về hoá học của thức ăn là do tác dụng của dịch vị ở tuyến dạ dày tiết ra.
* Hoạt động cơ học của dạ dày
Thức ăn nuốt vào trước được nằm ở chung quanh khối thức ăn. Chúng sẽ ngấm và được tiêu hoá bởi dịch vị. Thức ăn nuốt vào sau nằm ở giữa khối thức ăn, chúng chưa ngấm dịch vị và sẽ được tiêu hoá tiếp tục bởi men amylase của nước bọt.
Trong dịch vị có chứa acid HCl và các men: Pepsine, kimozin và lipase.... HCl: Không phải là một enzym tiêu hóa mà chỉ là một chất có tác
dụng làm thay đổi độ pH trong dạ dày giúp cho pepsine hoạt động dễ dàng. Ngoài ra nó còn giúp hoạt hóa pepsinogene thành pepsine, làm trương nở protein thuận lợi cho men pepsine hoạt động và có tác dụng diệt khuẩn.
Pepsin là men tiêu hóa chủ yếu của dịch vị. Khi mới tiết ra nó ở dạng tiền pepsine không hoạt động gọi là pepsinogene. Dưới tác dụng của acid HCl pepsinogen chuyển thành pepsine hoạt động.
HCl
Pepsinogene Pepsine
Pepsine hoạt động mạnh ở pH = 2. Pepsine có tác dụng phân hủy protein thành peptone và polypeptid
Protid Polypeptid Peptone +
Kimozin: Men này có tác dụng làm ngưng kết sữa, cắt đứt cấu trúc của casein để cho pepsine tác động dễ dàng hơn tạo thành acid amin. Men này thường chỉ có ở động vật non còn bú sữa mẹ.
Lipase: Không phải là men tiêu hóa của dạ dày mà là của ruột non được đưa lên dạ dày khi van hạ vị hé mở cho thức ăn lỏng xuống ruột non. Nó có tác dụng phân giải mỡ trung tính thành acid béo và glycerin nhưng hoạt động của nó ở dạ dày rất yếu do dạ dày có môi trường acid không thuận lợi cho hoạt động của nó.
Tóm lại ở dạ dày sự tiêu hóa học chưa quan trọng bằng ở ruột non và nó chỉ tác dụng phân giả protein thành peptone và polypeptid, những chất này chưa thể hấp thu ngay vào máu được.