- Acid folic
c. Hô hấp trong điều kiện khác thường và trong lúc cơ làm việc A Thiếu oxy
A_ Thiếu oxy
Trong điều kiện thiếu oxy, hoạt động hô hấp sẽ gia tăng, đặc biệt là gia tăng tần số hô hấp. Việc gia tăng tần số hô hấp là hình thức lấy số lần để bù lại cho phần thiếu hụt hàm lượng oxy trong không khí, làm cho gia súc chóng mệt mỏi. Nếu nồng dộ oxy quá thấp sẽ dẫn tới tình trạng ngạt thở
Hoạt động thần kinh cấp cao yêu cầu cung cấp đầy đủ oxy, đặc biệt là đối với tế bào thần kinh thị giác và thính giác … Chỉ cần thiếu oxy trong giây lát thì các hoạt động trên sẽ bị rối loạn. Ví dụ: lúc ta đang ngồi đột nhiên đứng dậy, do áp lực trong xoang bụng giảm, máu ở đầu dồn về bụng quá nhanh, khiến não thiếu máu nên ta có cảm giác choáng váng, mờ mắt, ù tai. Điều này cũng cần chú ý lúc cứu người và gia súc trong trường hợp khó đẻ, nếu kéo thai ra quá mạnh cũng có thể gây ngất do não thiếu máu.
B_ Áp lực thấp và cao
Áp lực không khí thấp cũng dễ sinh ra thiếu oxy. Từ thiếu ôxy sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng sinh lý của các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Ở độ cao 3500 – 4500 mét thì áp lực không khí là 450 – 500mmHg, phân áp oxy trong phế bào khoảng 60 – 65mmHg, lúc này độ bão hoà oxy trong máu hạ xuống còn 80 – 85%. Ở độ cao 4500 – 5000 mét, người và động vật dễ sinh bệnh núi cao (triệu chứng là khó thở, mệt mỏi, thị giác và thính giác giảm yếu do thần kinh điều hoà tuần hoàn và hô hấp bị rối loạn nghiêm trọng, con vật có thể bị hôn mê).
Sống ở độ cao 6000 – 7000 mét rất nguy hiểm. Hạn độ tối đa ở người là 8000 – 9000 mét. Nhưng nếu sự thiếu oxy chỉ trong phạm vi nhỏ thì cơ thể lâu ngày có thể thích ứng dần được, điều này cũng có nghĩa là khi chuyển dịch gia súc từ vùng thấp lên vùng cao một cách từ từ thì hoạt động hô hấp, tim mạch của nó sẽ tăng lên một cách thích ứng.
Trong hoàn cảnh áp lực cao cũng dễ phát sinh nguy hiểm. Nitơ trong máu chỉ ở dạng hoà tan, độ hoà tan đó tỷ lệ thuận với phân áp nitơ, cho nên nếu động vật sống trong hoàn cảnh áp lực cao càng lâu thì nitơ hoà tan trong máu càng nhiều (theo tính toán nếu cứ đi sâu xuống 10 mét thì tăng 1atmotphe). Trên thực tế, ở vào chỗ sâu có thể không bị nguy hiểm nhiều, nhưng nếu từ chỗ áp lực cao chuyển nhanh đến chỗ áp lực bình thường (như người thợ lặn từ nơi nước sâu nổi lên chẳng hạn) thì rất nguy hiểm, vì nitơ từ thể hoà tan biến thành thể khí một cách nhanh chóng, nó không thoát ra hết ở phổi mà theo tuần hoàn đi đến các mao mạch. Nếu sống trong điều kiện áp suất cao (3 atmosphere trở lên) thì oxy trong máu quá nhiều, oxy này kích thích vào đại não gây co giật và chết.
C_ Cơ làm việc
Lúc cơ làm việc thì quá trình trao đổi chất tăng, đòi hỏi nhiều O2 và thải nhiều CO2. Lúc này hô hấp tăng nhanh, mạnh, bình thường cơ lấy O2 ở máu không quá 30%, nhưng lúc làm việc tăng lên 60%. Nếu con vật được huấn luyện thì độ sâu của hô hấp tăng nhưng nhịp không tăng mấy, ngược lại nếu con vật ít luyện tập thì lúc vận động lại tăng nhịp thở là chủ yếu. Những con vật được luyện tập đều thì mao mạch trong mô bào tăng, lúc cơ vận động mao mạch sẽ co giãn nhịp nhàng nên sự cung cấp oxy được bảo đảm.
Trong quá trình hoạt động sống của cơ thể, sự vận động cơ và hô hấp hình thành, nên mối liên hệ phản xạ có điều kiện và duy trì suốt đời, do đó dưới tác dụng của các tín hiệu kích thích, vận động (cày, bừa …) sự hoạt động hô
hấp của gia súc thay đổi một cách tương ứng. Điều đó chứng tỏ tác dụng của vỏ não trong quá trình hô hấp rất quan trọng.