- Acid folic
b. Các phương thức tác dụng của thuốc:
Tác dụng cục bộ và tác dụng toàn thân:
o Tác dụng cục bộ: thuốc chỉ tác dụng trên một vùng cơ thể hoặc chỉ tác dụng nơi tổ chức nó tiếp xúc
o Tác dụng toàn thân: là thuốc gây tác dụng toàn thân cơ thể hoặc các khí quan hết sức quan trọng của cơ thể
Tác dụng chính và tác dụng phụ:
o Tác dụng chính: là thuốc có tác dụng dược lý xảy ra mạnh nhất, sớm nhất và được ứng dụng vào điều trị
o Tác dụng phụ: là thuốc có tác dụng dược lý xảy ra chậm hơn, yếu hơn và thường là những yếu tố bất lợi
Ví dụ: Cafein - Tác dụng chính: gây hưng phấn thần kinh trung ương Tác dụng phụ: lợi tiểu
Tác dụng hồi phục và không hồi phục:
o Tác dụng hồi phục: là thuốc chỉ gây tác dụng tạm thời, lúc thuốc khuyếch tán hết, cơ năng sinh lý đó lại hoạt động trở lại bình thường
o Tác dụng không phục hồi: tác dụng này xảy ra lâu dài hoặc có thể phá huỷ các tổ chức tiếp xúc với thuốc. Các chất có tác dụng không phục hồi thường là những chất có khả năng oxy hoá mạnh, các bazơ mạnh
Tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối lập:
o Tác dụng hiệp đồng: khi hai chất thuốc ta dùng phối hợp với nhau mà hiệu quả điều trị tăng lên
Hiệp đồng cộng lực của 2 loại thuốc bằng tổng dược lực của 2 thuốc đó (xảy ra đối với 2 chất có cùng 1 cơ chế tác dụng và tác dụng lên cùng một cơ quan cảm thụ)
Hiệp đồng tăng lực: xảy ra đối với những chất có cơ chế tác dụng khác nhau
o Tác dụng đối lập: khi phối hợp hai chất thuốc thì chất này sẽ làm giảm hoặc phá huỷ tác dụng của chất kia, có 2 loại: Đối lập 1 chiều: thuốc A làm mất tác dụng của thuốc B, nhưng thuốc B không làm mất tác dụng của thuốc A. Ví dụ: ngộ độc Pilocarpin thì giải độc bằng Atropin. Nhưng ngược lại trúng độc Atropin thì không giải độc bằng Pilocarpin
Đối lập 2 chiều: Ví dụ ngộ độc ete thì tiêm Strychnin, ngộ độc Strychnin thì tiêm ete
o Giải độc: hai loại thuốc này khi pha lẫn nhau thì chúng trung hòa tác dụng