- Acid folic
a. Cơ chế hô hấp phổi:
Hô hấp phổi là động tác hoàn toàn bị động. Lúc lồng ngực nở ra, phổi sẽ nở theo, áp lực trong phổi nhỏ hơn bên ngoài, không khí tràn vào phổi, đó là động tác thở vào ngược lại là động tác thở ra. Lồng ngực vận động được là nhờ các cơ hô hấp (cơ hoành, cơ gian sườn ngoài, ).
A_ Động tác hít vào
Hít vào là kết quả mở rộng dung tích của xoang ngực theo chiều dài và ngang, do tác dụng của cơ hô hấp (chủ yếu là cơ hoành và cơ gian sườn ngoài).
(1) Vận động của cơ hoành
Lúc bình thường cơ hoành tạo thành một gốc lồi, định hướng về phía trước. Lúc cơ hoành co thì đỉnh trung tâm của nó không đổi, nhưng phần cơ co lại, cơ hoành từ góc lồi biến thành góc nhọn, làm cho dung tích xoang ngực nở ra từ trước ra sau và ép vào các cơ quan nội tạng trong bụng. Vì thế, lúc hô hấp ta thấy ở bụng có sự biến đổi một cách nhịp nhàng với động tác hô hấp.
Xương sườn một đầu cố định vào khớp cột sống, một đầu có phần sụn bám vào xương ức có thể di động lên xuống được. Cơ gian sườn, một đầu bám vào cạnh sau của xương sườn trước, một đầu bám vào cạnh trước của xương sườn. Lúc cơ gian sườn ngoài co thì xương sườn được kéo lên. Vì thế, khi cơ gian sườn ngoài co sẽ sinh ra hai lực ngược chiều: lực tác dụng vào chỗ xương sườn gần trung tâm cố định (ở khớp) trở nên vô hiệu, còn lực tác dụng vào đầu sườn di động sẽ kéo đầu xương sườn đó lên: kết quả là làm cho lồng ngực trương rộng ra hai bên và trên dưới. Do tác dụng của cơ hoành và cơ gian sườn, lồng ngực được trương ra theo 3 chiều của không gian. Áp lực âm trong xoang màng ngực tăng lên làm cho phổi nở ra, áp lực trong phổi nhỏ hơn bên ngoài, không khí tràn vào phổi để cân bằng áp lực và gây nên động tác thở vào.
B_ Động tác thở ra
Sau động tác hít vào thì cơ hoành giãn ra từ góc nhọn biến thành góc lồi, cơ gian sườn ngoài giãn ra. Mặt khác, do tác dụng co bóp của cơ gian sườn trong theo phương hướng ngược chiều với cơ gian sườn ngoài nên xương sườn bị kéo xuống. Kết quả là làm cho lồng ngực nhỏ lại theo 3 chiều không gian. Áp lực trong xoang ngực tăng lên, ép vào phổi, phổi co vào làm cho áp lực trong phổi lớn hơn ngoài không khí, vì thế sinh ra động tác thở ra.
Ngoài ra, lúc thở còn có một số cơ khác như cơ răng cưa, cơ chéo sườn … và đặc biệt khi thở mạnh còn có một số cơ ở bụng cũng tham gia động tác hô hấp.