TẾ BÀO SINH DỤC ĐỰC TINH TRÙNG

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 55 - 56)

- Acid folic

2. TẾ BÀO SINH DỤC ĐỰC TINH TRÙNG

Khi gia súc đực đã đến tuổi thành thục thì dịch hoàn bắt đầu sinh tinh trùng. Ở một số động vật như nai, lạc đà, voi mỗi năm có một thời kỳ giao phối nhất định, lúc đó mới có tinh trùng thành thục, dịch hoàn ở vào trạng thái hoạt động. Rất nhiều thú rừng đến mùa giao phối thì dịch hoàn to ra, còn ở gia súc thường dịch hoàn không ngừng sản sinh tinh trùng cho nên bất kỳ lúc nào gia súc đực cũng có thể giao phối.

Tinh trùng sinh ra và phát dục trong ống tinh cong nhỏ của dịch hoàn. Dưới kính hiển vi ta có thể phân biệt được đầu, cổ, thân và đuôi của tinh trùng. Đầu tinh trùng gia súc hơi bằng, hình bầu dục, trong đầu có chứa nhân, có tầng nguyên sinh chất bao quanh . Kích thước của tinh trùng khác nhau tùy theo từng loài gia súc:

Động vật Chiều dài tinh

trùng (m)

Chiều dài đầu

tinh trùng (m) Thể tích (m3) Bò đực Ngựa đực Heo đực Thỏ 61 – 78 51,3 – 63,5 37,3 – 62,3 35,3 – 62,5 7 – 127 5,6 – 8,4 7,2 – 10,2 5,3 – 9,7 58 – 132 32 – 101 65 – 215 34 – 80

Tinh trùng chứa khoảng 255 vật chất khô và 75% nước. Trong chất khô có 85% protein, 13,2 % lypid và 1,8 % khoáng. Đầu tinh trùng chứa nhiều aicd desoxiribonucleic, còn ở đuôi có nhiều lipid. Ngoài ra có nhiều men tham gia tích cực vào quá trình oxy hoá của tinh trùng.

Quá trình sinh tinh trùng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, nhiệt độ trong bìu thấp hơn nhiệt độ trong xoang bụng là 3–40C nên quá trình sinh tinh trùng tiến hành bình thường. Quá trình sinh tinh trùng còn chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện nuôi dưỡng. Cung cấp đủ protein có giá trị sinh học cao, chất vô cơ và vitamin sẽ tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.Tinh trùng được sinh ra liên tục nhưng chỉ khi giao phối mới thải ra ngoài. Tinh trùng có thể ở lâu trong dịch hoàn phụ, trên 2 tháng nó vẫn có khả năng thụ tinh. Nếu tinh trùng ở quá lâu trong dịch hoàn phụ nó dần dần thay đổi về sinh lý và hình thái, mất sức sống và khả năng thụ tinh, cuối cùng thoái hóa và chết. Cho nên gia súc đực đã lâu không giao phối thì khi giao phối lần thứ nhất trong tinh dịch thường thấy tinh trùng kỳ hình và suy nhược.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)