Vệ sinh vật nuôi sinh sản: Thời kỳ mang thai:

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 88 - 90)

- Acid folic

7.Vệ sinh vật nuôi sinh sản: Thời kỳ mang thai:

Thời kỳ mang thai:

· Thời gian mang thai và động dục sau khi đẻ: Loài

vật

Thời gian mang thai Thời gian động dục sau khi đẻ

Bò cái 10 tháng 1- 2 tháng

Heo nái

3 tháng 24 ngày 2 tháng (nuôi con 45 ngày)

Chó cái

Ngựa cái 11 tháng 5- 12 ngày Trâu cái 12 tháng 2 tháng Cừu, dê cái 5 tháng 2 ngày Thỏ cái 1 tháng 2 ngày  Mùa động dục:

o Ngựa cái: tháng 8 đến tháng giêng năm sau o Bò, cừu, dê cái: mùa Xuân, mùa thu.  Thời gian ấp:

Bồ câu 17- 19 ngày, gà 20 ngày, vịt 28 ngày, ngỗng 28- 30 ngày  Vệ sinh khi có thai:

Không cho đực giống tiếp xúc với vật cái mang thai. Trâu bò và ngựa cái làm việc nhẹ 7 tháng đầu, các tháng sau cho nghỉ ngơi. Không uống thuốc tẩy, thuốc co bắp cơ, không cho ăn thức ăn thối mốc lên men. Cho ăn đủ khoáng, đạm động vật và thực vật để nuôi thai. Đối với heo nái cho ăn theo chế độ tự do vào 2 tháng trước khi đẻ. Không vận chuyển gia súc vào đường dốc và ghồ ghề dễ bị xảy thai.

 Vệ sinh khi đẻ:

- Trước và trong khi sanh: trải rơm hoặc bao bố ở chuồng tạo đệm lót, ổ đẻ cho heo. Tạo chỗ thoáng nhưng không có gió lạnh. Cho gia súc ăn cháo cám. Rửa nước ấm có thuốc sát trùng nhẹ ở âm hộ và bầu vú. Chỉ can thiệp khi đẻ khó. Trường hợp can thiệp phải: cắt dủa móng tay, sát trùng bằng xà bông. Thông qua trực tràng (bằng đường hậu môn) sờ xem vị trí của con (bê, nghé). Nếu ra một chân trước thì kéo cả 2 chân ra sát với đầu rồi nhích dần ra.

Cho ăn cháo gạo, cháo cám và nếu thấy cần thiết thì 2 ngày đầu cho ăn thức ăn dễ tiêu. Các ngày sau cho thêm thức ăn có chứa chất kích thích sữa như đu đủ, gạo nếp…Cho uống nhiều nước.

8.Vệ sinh vật sơ sinh

Cần lau sạch các lớp nước nhờn, bọc xung quanh thân thể hoặc cho mẹ liếm lông con. Dây rốn còn chứa máu là môi trường tốt để vi trùng phát triển. Để tránh nhiễm trùng cần dùng chỉ coton buột chặt cuống rốn và bôi thuốc sát trùng. Rốn sẽ rụng sau 5- 6 ngày, nên giữ vệ sinh sạch sẽ tránh để rốn nhiễm trùng gây sa ruột.

Sau khi heo sinh ra cần cho bú mẹ ngay, tránh những heo ra trước bị kiệt sức và cũng giúp kích thích heo mẹ đẻ nhanh hơn. Nếu vật non quá yếu cần phải giúp nó bú mẹ. Vật mẹ chưa quen cho bú thì cần tập cho bú bằng cách buột vật mẹ vào máng gỗ (bò cái) hoặc vắt sữa ra cho vật con bú (heo nái), sau đó vật mẹ sẽ quen.

Sữa đầu chứa nhiều kháng thể và vitamin có tác dụng giúp vật non chống nhiễm trùng, gây nhuận tràng. Như vậy cần cho vật non bú sữa mẹ khi nó mới được sinh ra (ít nhất là 1 tuần)

Chọn những con vật non mới sinh có trọng lượng nhỏ hơn những vật khác hoặc yếu hơn cho bú vú ngực, những con khỏe hơn cho bú vú bụng, để sau 4- 5 ngày cả đàn lớn bằng nhau (vì vú ngực có sữa chứa nhiều chất bổ hơn ở vú bụng).

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI docx (Trang 88 - 90)