Đánh giá tiềm năng đất đa

Một phần của tài liệu Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI (Trang 78 - 81)

6. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẤT LÂM NGHIỆP

6.2. Đánh giá tiềm năng đất đa

Đểđánh giá tiềm năng đất đai chúng ta cần có các thông tin, tư liệu sau:

-Bản đồ nền địa hình, bản đồ địa chính, bản đồđất (thổ nhưỡng), bản đồ ngập úng, với tỷ lệ phù hợp.

-Tư liệu về bản đồđất, bản đồ đánh giá phân hạng đất đai, điều kiện khí hậu thuỷ văn, thực bì, địa hình.

-Các loại hình phương thức sử dụng đất đai, diện tích và vị trí phân bố. -Số liệu thống kê kinh tế - xã hội.

-Các bài học kinh nghiệm, các biện pháp quản lý trong sử dụng đất đai của địa phương, trong vùng và khu vực có điều kiện tương tự. Nội

dung đánh giá tiềm năng đất đai bao gồm:

1) Xác định khả năng mở rộng diện tích đất nông - lâm nghiệp

Để xác định khả năng mở rộng diện tích đất, ta cần đánh giá đất hoang hoá theo các chỉ

tiêu sau:

-Đặc tính tự nhiên của đất.

-Đặc điểm khí hậu, chế độ nước, mối quan hệ sinh thái giữa đất và các yếu tố khác của môi trường.

-Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vào mục đích nông - lâm nghiệp và các biện pháp áp dụng.

Tuỳđiều kiện từng vùng, mở rộng diện tích đất nông - lâm nghiệp có thể sử dụng các nguồn đất sau:

+ Những diện tích là đất hoang từ xa xưa (đất đồi núi, đất bãi ven rừng, ven sông...).

Đất nông nghiệp cũ bị bỏ hoang (lớn hơn 3 năm) do thiếu hoặc thừa nước.

Đất nông nghiệp xấu, sản xuất không có hiệu quả.

Đất rừng không có ý nghĩa kinh doanh và bảo vệ thiên nhiên.

Đất nằm ven các khu dân cư.

+ Đất khu dân cư, giao thông, thuỷ lợi, đất chuyên dùng khác đã hết ý nghĩa sử dụng. + Đất rừng thưa, cây bụi, lầy thụt, bãi bồi, thùng vũng sau khi sử dụng vào mục đích chuyên dùng.

Dựa vào tư liệu và kết quả khảo sát trên đây ta sẽ phân loại các diện tích trên theo khả

năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp hay lâm nghiệp theo mức độ thích hợp. Với những mảnh đất có khả năng lưỡng dụng, việc xác định mục đích sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng hơn là hiệu quả kinh tế của việc sử dụng và lượng vốn đầu tưđể cải tạo và thuần hoá đất. Để xác định chính xác thì khi phân loại đất đai cho các mục đích sử dụng cần dựa vào các yêu cầu như:

Nếu có nhu cáu sản phẩm nông nghiệp cao thì đưa vào sản xuất nông nghiệp. Nếu có nhu cầu sản phẩm lâm nghiệp cao thì đưa vào sản xuất lâm nghiệp.

Các nhu cầu được xác định ởđây chỉ mang tính tạm thời, khi đã có đủ khả năng xét thấy không còn quan trọng nữa thì có thể chuyển mục đích sử dụng cho nhau.

2) Khả năng thâm canh tăng vụ trên đất nông nghiệp

+ Để đạt yêu cầu của phần này cần có bản đồ hiện trạng và bản đồ phân hạng đánh giá

đất đai.

Đây là hướng giải quyết ở những nơi đất chật người đông không còn khả năng khai hoang mở rộng diện tích.

Khả năng tăng vụđược xác định bởi các yếu tố:

- Tính chất tự nhiên của đất nông nghiệp và khả năng đầu tư vốn.

Khả năng sử dụng của con người: phụ thuộc vào tập quán canh tác, trình độ sản xuất Khả năng của cây trồng theo thời vụ, áp dụng các chếđộ luân canh hợp lý và hiệu quả.

3)Các biện pháp chuyển toại và cải tạo đất

a- Biện pháp chuyển loại đất:

Đây là biện pháp chuyển từ loại đất này sang loại đất khác. Hướng chính của chuyển loại đất là:

-Khai hoang đất mới dựa vào mục đích sử dụng khác nhau. -Mở rộng diện tích đất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.

-Cải tạo hình thể và vị trí phân bốđất đai do yếu tố tự nhiên gây nên và giải quyết hiện tượng đất phân tán. b- Biện pháp cải tạo đất Biện pháp thuần hoá đất. Biện pháp thuỷ nông cải tạo. Biện pháp kỹ thuật canh tác. Biện pháp cải tạo bề mặt.

Biện pháp cải tạo triệt để. c- Biện pháp bảo vệđất và môi trường

Do đặc điểm thời tiết khí hậu của nước ta nóng ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9 gây nên hiện tượng xói mòn lớn mang lại không ít những hậu quả

nghiêm trọng. Do đó, chống xói mòn là nhu cầu cấp thiết và quan trọng hiện nay. Căn cứ vào mức độ xói mòn có thể áp dụng các biện pháp sau:

-Biện pháp tổ chức quản lý: không phá vỡ lớp thực bì tự nhiên ở nơi có độ dốc cao. Chọn cây trồng và công thức luân canh có tác dụng bảo vệđất. Đề ra chếđộ sử dụng đất đặc biệt cho từng loại đất bị xói mòn.

-Biện pháp kỹ thuật canh tác: làm đất theo hướng vuông góc với sườn dốc, làm đúng thời

điểm, bố trí thửa theo đường đồng mức. Điều chỉnh dòng chảy trên sườn dốc, trồng băng cây phân xanh, trồng xen canh gối vụ, bón phân hợp lý...

-Biện pháp trồng rừng cải tạo.

-Biện pháp thuỷ lợi công trình: đây là biện pháp bảo vệđất tốt nhất, nhưng phải đầu tư lớn nên chỉ áp dụng khi các biện pháp khác không có hoặc ít có tác dụng. Biện pháp này có thể áp dụng một trong các cách làm như sau: làm ruộng bậc thang; bờ mương chống xói mòn, xây dựng đê kè ngăn phát sinh xói mòn; xây dựng thác nước chuyển cấp.

-Biện pháp hoá học: dùng hoá chất làm tăng cấu trúc của đất hoặc dùng giấy ngon phủ lên mặt

đất...biện pháp này tốn kém nên ít được áp dụng.

Một phần của tài liệu Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)