2.1. Công tác chuẩn bị
2.1.1. Xây dựng và thông qua dự án
Đề xuất công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương, khảo sát và điều tra sơ
bộ, xác định rõ mục đích, yêu cầu và xin ý kiến chỉ đạo của UBND và cơ quan địa chính cấp huyện để đưa vào kế hoạch, xác định nguồn vốn thực hiện. Lập dự án quy hoạch sử dụng đất
đai (theo hướng dẫn tại công văn 1814/CV/TCĐC ngày 12/10/1998 và thông tư
1842/2001/TT-TCĐC ngày 01/11/2001 của Tổng cục Địa chính).
Cơ quan cấp vốn sẽ lập hội đồng thẩm định để xem xét, thông qua dự án sau khi có ý kiến của cơ quan chuyên môn cùng cấp. Sau đó ra quyết định phê duyệt dự án và phê duyệt tổng dự toán kinh phí.
2.1.2. Thành lập ban chỉđạo
Sau khi dự án được phê duyệt, UBND các cấp ra quyết định thành lập ban chỉđạo quy hoạch. Thành phần ban chỉ đạo bao gồm:
-Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND làm trưởng ban. - Phó ban thường trực: cán bộđịa chính.
-Các uỷ viên: lãnh đạo các ban ngành liên quan nhiều đến việc sử dụng đất. Nhiệm vụ ban chỉđạo:
-Tổ chức lực lượng, hoặc ký hợp đồng và phối hợp với các cơ quan chuyên môn có chức năng làm quy hoạch.
- Giúp UBND theo dõi tiến độ, đề xuất những biện pháp xử lý và giải quyết những vấn
đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án như:
+ Tổ chức các cuộc họp để giải quyết các vấn đề phát sinh như: ranh giới với các xã có liên quan, ranh giới sửđụng đất đai giữa các HTX, nông - lâm trường và các cơ quan Nhà Nước
đóng trên địa bàn.
+ Tổ chức thông qua và lấy ý kiến của nhân dân về các phương án quy hoạch.
+ Tổ chức xét duyệt phương án quy hoạch ở cấp xã và có trách nhiệm trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.
2.1.3. Chuẩn bị phương tiện và điều kiện làm việc
-Máy móc thiết bị: máy định vị kinh vĩ GPS, thước dây, tấm đo diện tích. -Văn phòng phẩm: giấy Kroki, giấy can, giấy viết, bút các loại, màu tô bản đồ. -Chỗ làm việc, bàn can vẽ. Ngoài ra cần bố trí chỗăn ở cho cán bộ làm quy hoạch.
2.1.4. Xây dựng kế hoạch công tác
Để có phương án quy hoạch tết cần xây dựng đề cương chi tiết, trong đó cần nêu rõ những vấn đề cần phải giải quyết và phương pháp thực hiện. Kế
hoạch công tác bao gồm: Kế hoạch chung.
Kế hoạch cụ thể của từng công việc. Kế hoạch của từng bộ phận công tác.
Kế hoạch hàng tuần, hàng tháng. Thực tiễn cho thấy: nếu không xây dựng kế hoạch và không có sự chỉ đạo chặt
2.2. Công tác nội nghiệp
Mục đích: Thu thập các tài liệu, số liệu cần thiết cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai
. Các tài liệu thu thập phải thể hiện được đặc điểm của đối tượng quy hoạch cũng như tình hình hiện tại và tương lai phát triển.
Số liệu và tài liệu thu thập phụ thuộc vào mức độ yêu cầu của quy hoạch và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như tình hình sử dụng đất đai của từng xã.
Chuẩn bị hệ thống biểu mẫu điều tra: thiết kế biểu mẫu thích hợp, thuận tiện để nhập và xử lý các thông tin số liệu phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Chuẩn bị biểu mẫu theo quyết định 424a và 424b/2001/QĐ-TCĐC của Tổng cục Địa chính về việc ban hành hệ thống biểu mẫu lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai.
Tuỳ tình hình thực tế của từng địa phương sẽđiều tra thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai... phục vụ
cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Cần thu thập các tài liệu sau:
-Các số liệu vềđặc điểm điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan, môi trường sinh thái trên địa bàn quy hoạch.
-Tài liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua.
-Các nghị quyết (của cơ quan Đảng, UBND, HĐND xã) liên quan đến chỉ tiêu quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm sắp tới.
-Số liệu về sử dụng đất đai (theo mẫu thống kê do Tổng cục Địa chính quy định) trong vòng 5-10 năm qua.
-Định mức sử dụng và giá đất hiện hành của địa phương. Các tài liệu về số lương, chất lượng đất đai.
Các tài liệu khác có liên quan đến công tác quy hoạch.
-Các tài liệu bản đồ hiện có phục vụ cho công tác quy hoạch đất đai như: bản đồ nền địa hình, bản đồ nông hoá thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử đụng đất đai, các loại bản đồ quy hoạch đã làm trước đây và các loại bản đồ khác có liên quan.
Các thông tin, tư liệu cần được phân loại và đánh giá: xác định rõ nguồn gốc, đơn vị, phương pháp, năm xây dựng tài liệu, chất lượng tài liệu, nội dung và độ tin cậy của thông tin tài liệu... trên cơ sở kết quả nội nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch công tác ngoại nghiệp.
2.3. Công tác ngoại nghiệp
Đây chính là công tác điều tra cơ bản bổ sung. Công tác này phụ thuộc vào công tác thu thập tài liệu, số liệu. Công tác này do cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệm có sự phối hợp với các ban ngành trong xã.
Công tác ngoại nghiệp nhằm khảo sát và chỉnh lý bổ sung tài liệu ngoài thực địa. Chuẩn xác hoá thông tin, số liệu và tài liệu bản đồ, viết báo cáo đánh giá về chất lượng, khả năng khai thác sử dụng các tài liệu thu thập được để giải quyết cụ thể từng nội dung quy hoạch sử
dụng đất đai.
Nội dung điều tra bao gồm:
1) Kiểm tra mức độ phù hợp của các tài liệu pháp chế, thống kê đất , bản đồ so với thực
địa. Khi cần hì có thể tổ chức đo vẽ bổ sung những thay đổi về vị trí, hình dạng, kích thước hoặc mục đích sử dụng của các thửa đất.
2) Xác định diện tích của các khu vực có tranh chấp, sử dụng đất đai không hợp lệ 3) Bổ sung chỉnh lý những thay đổi về thổ nhưỡng, địa hình, thực vật, hiện trạng sử
dụng đất đai.
4) Dự kiến các khu vực phát triển các khu dân cư mới, các công trình xây dựng cơ bản trong tương lai.
5) Xác định những chi phí thiệt hại và chi phí đầu tư chưa sử dụng hết trên các khu vực dự kiến sử dụng vào các mục đích khác.
2.4. Phân tích tổng hợp các tài liệu
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập và điều tra bổ sung, tiến hành phân tích tổng hợp và đánh giá để có những thông tin đủđộ tin cậy, đáp ứng nhu cầu quy hoạch sử dụng đất
đai.
1) Chuẩn bị bản đồ nền thể hiện nội dung quy hoạch
Tỷ lệ bản đồ (theo hướng dẫn tại thông tư 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01/11/2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thi hành nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai).
Bản đồ nền phải thể hiện đầy đủ các nội dung như: ranh giới hành chính theo Chỉ thị
364TC (khi ranh giới các cấp trùng nhau thì thể hiện ranh giới cấp cao nhất). Ranh giới sử
dụng đất; mạng lưới thuỷ văn; mạng lưới giao thông; dáng đất (điểm độ cao đối với vùng
đồng bằng, đường đồng mức đối với miền núi). Địa danh (cần thể hiện lên thôn bản, tên xứ đồng, sông, hồ, tên các dãy núi, các trung tâm xã...). Vị trí phân bố các công trình văn hoá phúc lợi. Các địa vật độc lập đặc trưng (ống khói nhà máy, đài phát thanh truyền hình, tổng
đài, bia kỷ niệm, tháp chuông nhà thờ, đình chùa miếu mạo...).
2) Lựa chọn và nghiên cứu các tài liệu đã điều tra và quy hoạch trước đây rồi đi đến kết luận.
3) Nghiên cứưcác hiện trạng sản xuất các ngành nông - lâm nghiệp của địa phương trong vòng 3 - 5 năm qua.
4) Nghiên cứu triển vọng phát triển nông - lâm nghiệp: khả năng mở rộng quy mô, phương thức sản xuất đầu tư, áp dụng KHKT và năng suất, sản lượng.
5) Đánh giá chất lượng đất đai.
6) Khảo sát các vùng đất bị ô nhiễm, xói mòn và dự kiến các phương án cải tạo bảo vệ đất đai.
7) Xác định khả năng mở rộng đất nông - lâm nghiệp.
8) Nghiên cứu và phân loại các điểm dân cư (số hộ, số lao động, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề, độ tuổi, biến động dân số...). .
9) Nghiên cứu hiện trạng nguồn nước (xác định địa điểm có thể xây dựng hồ, đập chứa nước, lắp đặt trạm bơm, xây dựng hệ thống .thuỷ nông, bể chứa nước sạch sinh hoạt nông thôn...).
l0) Đánh giá tình trạng đường giao thông, nghiên cứu, xây dựng đường giao thông mới. 11) Phân tích và đánh giá quỹ đất, đề xuất phương án phân bổ quỹ đất giữa các ngành, các nhu cầu.
12) Hoàn chỉnh số liệu, biểu mẫu và các kết quả nghiên cứu, khảo sát. Biên tập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất đai và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai. Viết báo cáo thuyết minh.